Động vật dưới nước làm tăng nhiệt độ trái đất

Những động vật kiếm mồi dưới đáy các nguồn nước liên tục thải ra chất nitơ oxit (N2O), một chất khí có khả năng làm tăng nhiệt độ địa cầu. 

Động vật kiếm ăn dưới đáy các nguồn nước. Ảnh: commondreams.org.


Theo các nhà khoa học, lượng khí N2O do động vật thải ra nhỏ hơn nhiều so với hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch, song chúng cũng góp phần vào quá trình biến đổi khí hậu. Ngoài ra, tác động của N2O do động vật thải ra sẽ lớn hơn theo thời gian do các loại phân bón hóa học giàu nitơ tiếp tục xâm nhập vào sông, suối, hồ và biển.

N2O là một loại khí có khả năng gây hiệu ứng nhà kính, có tác động lớn hơn 310 lần so với CO2 với cùng khối lượng (CO2 vẫn là chất khí gây hiệu ứng nhà kính nguy hiểm nhất vì nó chiếm tỷ lệ lớn nhất). Nhóm nghiên cứu của Peter Stief, một chuyên gia thuộc Viện Vi trùng học hải dương Max Planck, nhận thấy tất cả động vật kiếm mồi dưới đáy sông, suối, hồ, biển bằng cách đào bới đều thải ra N2O vì chúng ăn vi khuẩn chuyển hóa nitơ.

“Các vi khuẩn này có khả năng tồn tại trong dạ dày của động vật. Điều này khiến chúng tôi ngạc nhiên”, Peter nhận xét. Tất nhiên, lượng N2O mà động vật dưới nước thải ra không gây tác động lớn đối với thay đổi khí hậu ở quy mô toàn cầu. Nhưng đối với từng hồ hoặc sông, tác động của N2O không hề nhỏ.

Theo VnExpress (Livescience)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video