Đột phá trong tế bào quang năng

Các nhà nghiên cứu của Đại học Stanford (Mỹ) cho hay đã phát minh được một dạng tế bào năng lượng mặt trời đầu tiên trên thế giới mà theo lý thuyết, có khả năng dán dính vào bất cứ bề mặt nào.

Chuyên gia Chi Hwan Lee của đại học trên cho hay nhóm của ông đã vượt qua thách thức lâu nay trong lĩnh vực điện mặt trời, đó là các tế bào năng lượng đều khô cứng, khiến luôn bị giới hạn dưới dạng các bảng năng lượng nặng nề.

Cụ thể, các tấm phim mỏng thường được cố định trên các bề mặt cứng làm từ hỗn hợp silicon và thủy tinh. Với phiên bản “lột và dán” của Đại học Stanford, bản phim tế bào quang năng mỏng và dẻo, giúp giảm chi phí cũng như làm nhẹ đi trọng lượng của bảng năng lượng, theo thông cáo báo chí trên website của Đại học Stanford.

Các nhà nghiên cứu cho hay đã dán dính thành công bản phim lên giấy, nhựa và cửa kính, trong số những bề mặt khác. Trên lý thuyết, tế bào năng lượng này có thể được đính lên bất cứ bề mặt nào bằng băng keo 2 mặt, nghĩa là bạn có thể đặt nó lên mũ bảo hộ, điện thoại di động, cửa sổ, các thiết bị điện tử cầm tay, mái nhà, quần áo...

Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video