Dự án biến cây cối thành cảm biến sinh học đa mục đích

Liệu cây cối có thể phản hồi với chúng ta hay giao tiếp với nhau? Đây là nội dung của dự án PLants Employed As SEnsing Devices (PLEASED) được EU gây quỹ với hy vọng tạo ra một loại "robot thực vật". Mặc dù công nghệ này sẽ không cho phép những chồi xanh thực hiện hội thoại với cây mẹ nhưng nó sẽ phản hồi trước môi trường bằng cách hoạt động như các cảm biến sinh học.

Cũng giống như hầu hết các cơ thể sống, cây cối tạo ra các tín hiệu điện để phản hồi với các kích thích bên ngoài. Bằng cách phân loại các tín hiệu điện được ta theo phản hồi, nhóm nghiên cứu PLEASED cho biết họ có khả năng sử dụng cây cối như các cảm biến sinh học để đo đạt nhiều chỉ số hoá học, vật lý, chẳng hạn như chỉ số ô nhiễm, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, mưa acid, và sự hiện diện của các chất hoá học trong nông nghiệp hữu cơ.

Trong một cuộc phỏng vấn với youris.com, điều hợp viên dự án Andrea Vitaletti thừa nhận rằng, các thiết bị nhân tạo hiện tại đã có thể đo đạt nhiều chỉ số nhưng thực vật có ở khắp mọi nơi, rẻ tiền, bền bỉ và không cần điều chỉnh. Chúng cũng có thể đo nhiều chỉ số khác nhau cùng lúc. Điều này có cả ưu và nhược điểm bởi việc phân loại giữa các tín hiệu điện xuất hiện cùng lúc sẽ khó khăn hơn.

Nếu các tín hiệu điện có thể được giải mã, nhóm nghiên cứu sẽ lên kế hoạch phát triển các thiết bị điện tử nhỏ với kích thước bằng chiếc kẹp giấy hoặc thậm chí nhỏ hơn để có thể được đính vào cây để thu thập tín hiệu do chúng tạo ra trong môi trường tự nhiên. Bằng việc thu thập các tín hiệu của một mạng lưới cây trồng trong cùng một khu vực, Vitaletti cho biết họ có thể phân tích chi tiết về môi trường. Ông chỉ ra rằng giám sát ô nhiễm và các thiết bị hỗ trợ cho nông nghiệp hữu cơ chỉ là 2 ứng dụng thực tế khai thác công nghệ trên.

Vitaletti cho biết, một bộ dữ liệu nguồn mở của các kích thích đặc trưng và các tín hiệu điện phản hồi tương ứng của nhiều loại thực vật khác nhau sẽ là bước đệm để đưa dự án PLEASED cất cánh vào tháng 5 năm nay. Ông cũng hy vọng các nhóm khoa học khác sẽ tiếp tục bổ sung và cải tiến chất lượng dữ liệu trong tương lai nhằm nâng cao mức độ hiệu quả của công nghệ.

Theo Tinh Tế
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video