Du hành không gian dài ngày có thể khiến một bộ phận cơ thể teo nhỏ, ngành hàng không vũ trụ gặp khó

Những sứ mệnh đưa chuyên gia lên sao Hỏa tương lai đang bị đe dọa, khi nghiên cứu mới được đăng tải trên Nature cho thấy du hành không gian dài ngày có thể ảnh hưởng tới cấu trúc thận của phi hành gia.

Các nhà khoa học đã tiến hành lấy mẫu của người và chuột từ 40 sứ mệnh không gian, và thấy rằng môi trường vũ trụ làm thay đổi thận của các đối tượng thử nghiệm. Cụ thể, một số phần thận cho thấy dấu hiệu teo nhỏ rõ rệt chỉ sau một tháng lơ lửng trong môi trường ngoài Trái đất.

Phát hiện mới có thể làm gián đoạn nỗ lực đưa người lên sao Hỏa của NASA hay SpaceX, dự kiến sẽ diễn ra trong những thập kỷ tới đây. Elon Musk từng nói sẽ đưa người lên sao Hỏa trong khoảng từ “10 đến 20 năm nữa”, và công ty SpaceX của ông đã đang phát triển những mẫu tên lửa có thể đưa phi hành gia lên Hành tinh Đỏ.


Dự kiến, mẫu tàu Starship sẽ được SpaceX dùng để đưa người lên sao Hỏa - (Ảnh: Internet).

Nhóm các nhà khoa học tại trường University College London, những người thực hiện nghiên cứu mới, nhận định nguy cơ tổn hại tới sức khỏe tỷ lệ thuận với thời gian các phi hành gia làm việc trong môi trường khắc nghiệt của vũ trụ. Những sứ mệnh sao Hỏa không phải là ngoại lệ.

Theo các nhà nghiên cứu, hai hướng giải quyết trước mắt là tìm cách bảo vệ thận của phi hành gia, và tìm ra phương án phục hồi thận ngay trên tàu du hành, ví dụ có thể lắp đặt máy lọc máu ngay trên tàu vũ trụ.

Chúng tôi biết những gì đã xảy ra với các phi hành gia trong các sứ mệnh không gian tương đối ngắn, chính xác hơn là biết về những vấn đề sức khỏe như sỏi thận”, Tiến sĩ Keith Siew, tác giả chính của nghiên cứu cho hay.

Điều chúng tôi chưa rõ là tại sao những vấn đề này xảy ra, cũng như điều gì sẽ xảy ra với các phi hành gia trong các chuyến bay dài hơn, đơn cử như sứ mệnh sao Hỏa. Nếu chúng tôi không phát triển các phương pháp mới để bảo vệ thận, thì tôi nghĩ rằng mặc dù một phi hành gia có thể đến sao Hỏa, họ có thể cần phải chạy thận trên đường về."


Môi trường khắc nghiệt ngoài Trái đất luôn là trở ngại lớn với khám phá - (Ảnh: Internet).

Giáo sư Stephen Walsh, một tác giả khác của nghiên cứu mới, cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi nhấn mạnh thực tế rằng, nếu bạn đang lập kế hoạch cho một sứ mệnh không gian, thận thực sự quan trọng.

Bạn không thể bảo vệ chúng khỏi bức xạ thiên hà bằng các lớp chắn, nhưng khi chúng ta hiểu biết thêm về sinh học thận, có thể sẽ phát triển được công nghệ hoặc dược phẩm để hỗ trợ du hành không gian kéo dài”.

Cập nhật: 01/07/2024 ĐSPL
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video