Đức nghiên cứu xây khu chứa chất thải vĩnh viễn

Ngày 9/4, Đức tuyên bố bắt tay vào nghiên cứu xây dựng một khu chứa chất thải phóng xạ vĩnh viễn, một trong những vấn đề từng gây tranh cãi trong chính phủ nước này suốt 3 thập kỷ qua.

Theo kế hoạch, Chính phủ Đức sẽ thành lập một ủy ban gồm các chuyên gia khoa học vào cuối năm 2015 và đến năm 2031 có thể hoàn tất việc nghiên cứu một khu vực ngầm thích hợp dưới lòng đất.

Công trình dự kiến được xây dựng vào năm 2040 này có thể chôn vĩnh viễn một cách an toàn chất thải phóng xạ từ tất cả các nhà máy điện hạt nhân của Đức.

Tuy nhiên, tranh cãi lớn nhất hiện nay vẫn là vị trí có thể chứa được hàng nghìn tấn chất thải phóng xạ thải của các nhà máy điện hạt nhân trong nhiều thập kỷ.

Hiện Đức chỉ có một khu vực chứa chất thải phóng xạ tạm thời tại Gorleben thuộc bang Lower Saxony ở miền Bắc nước này và kể từ những năm 1980, khu vực này thường xuyên xảy ra các cuộc biểu tình lớn nhằm ngăn chặn việc vận chuyển chất thải phóng xạ từ nhiều nơi đến đây.

Trước đó, Bộ trưởng Môi trường Đức Peter Altmaier đã trình một đề xuất, vừa được các nhà lãnh đạo thuộc các chính đảng lớn trong quốc hội và chính phủ nước này thông qua, theo đó khởi động việc nghiên cứu vị trí chứa chất thải phóng xạ cùng với kế hoạch thành lập ủy ban gồm 24 chuyên gia thực thi các kế hoạch của chính phủ.

Ủy ban trên sẽ gồm nhiều thành phần từ các nhà khoa học, các nhà hoạt động chống hạt nhân, đại diện các nghiệp đoàn đến nghị sỹ quốc hội.

Bộ Môi trường Đức ước tính chi phí cho việc nghiên cứu dự án trên sẽ tiêu tốn khoảng 2 tỷ euro (2,6 tỷ USD).

Theo Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video