Dược phẩm chế từ cần sa không gây “phê”

Theo thông báo của các nhà khoa học Italy và Anh Quốc, các hợp chất trong cần sa hứa hẹn khả năng chống lây nhiễm vi khuẩn kháng thuốc, trong đó cả những “siêu chủng” kháng thuốc (superbug), mà không gây ra tác động biến đổi tâm tính như dược phẩm.

Ngoài tác dụng như dược phẩm chống nhiễm trùng, các hợp chất nói trên cũng có thể trở thành lựa chọn thay thế thân thiện với môi trường hơn so với các hợp chất kháng vi khuẩn được tổng hợp đang được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân, bao gồm cả xà bông và mỹ phẩm.

Trong nghiên cứu mới, Giovanni Appendino cùng các cộng sự đã chỉ ra rằng đã nhiều năm nay các nhà khoa học vẫn biết cần sa có chứa các hợp chất kháng khuẩn. Tuy nhiên có rất ít nghiên cứu về thành phần kháng khuẩn của cần sa được tiến hành, trong số đó có các nghiên cứu tìm hiểu khả năng chống lại bệnh nhiễm trùng kháng thuốc. 

Theo thông báo của các nhà khoa học Italy và Anh Quốc, các hợp chất trong cần sa hứa hẹn khả năng chống lây nhiễm vi khuẩn kháng thuốc, trong đó cả những “siêu chủng” kháng thuốc (superbug), mà không gây ra tác động biến đổi tâm tính như dược phẩm. (Ảnh: iStockphoto/Karin Lau)

Hiện các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm 5 thành phần chính trong cần sa, được đặt tên thuật ngữ là cannabinoid, với các dòng khuẩn tụ cầu Staphylococcus aureus kháng methicillin khác nhau (methicillin-resistant Staphylococcus aureus (MRSA)). Khuẩn tụ cầu này là một siêu chủng có khả năng kháng thuốc kháng sinh tăng dần.

Tất cả 5 hợp chất thử nghiệm đều co khả năng diệt khuẩn đối với những dòng khuẩn tụ cầu kháng thuốc nói trên, cũng giống như một số loại canabinoid tổng hợp. Các nhà khoa học cũng cho thấy rằng các hợp chất trong cần sa còn có thể diệt khuẩn bằng nhiều cơ chế khác nhau so với thuốc kháng sinh thông thường; điều đó khiến chúng tránh được việc vi khuẩn kháng thuốc. Ít nhất có 2 trong số 5 hợp chất thử nghiệm không gây ảnh hưởng đến tâm tính. Điều này có nghĩa là chúng có thể được dùng để sản xuất dược phẩm có thành phần là cần sa mà không khiến người dùng bị “phê”.

Tham khảo:
Appendino et al. Antibacterial Cannabinoids from Cannabis sativa: A Structure−Activity Study. Journal of Natural Products, 2008; 71 (8): 1427 DOI: 10.1021/np8002673 

Trà Mi (Theo ScienceDaily)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video