Dường như có một hố đen ẩn nấp ngay sát Hệ Mặt trời

Nhà vật lý thiên văn, tiến sĩ Rebecca Smethurst tại Đại học Oxford (Anh) cho rằng có thể có một hố đen ẩn nấp ngay sát Hệ Mặt trời.

Nhà vật lý nổi tiếng Albert Einstein lần đầu tiên dự đoán về hố đen trong thuyết tương đối dù bản thân ông vẫn hoài nghi liệu chúng có thực sự tồn tại hay không. Kể từ đó các nhà thiên văn học đã cố gắng thu thập nhiều bằng chứng để chứng minh sự tồn tại của chúng.

Theo các nhà khoa học, lỗ đen/hố đen là khu vực trong vũ trụ có lực hấp dẫn mạnh đến mức không gì có thể thoát ra ngoài. Nếu bất cứ thứ gì rơi vào một hố đen hình thành khi một ngôi sao chết đi, vật đó sẽ bị xé vụn.

Bằng cách lần theo lịch sử hình thành và tiến hóa của các ngôi sao khổng lồ trong vũ trụ, các nhà khoa học có thể tính toán được có bao nhiêu hố đen trong một không gian cụ thể. Ước tính có khoảng 10 triệu hố đen được cho là nằm rải rác trong dải Ngân hà, thậm chí có thể gần hơn chúng ta nghĩ.

Trong thời gian dài, hố đen chỉ tồn tại trên giả thuyết và chưa từng được quan sát trực tiếp. Nguyên nhân chính là không có gì thoát được khỏi sức hút mãnh liệt của chúng, gồm cả ánh sáng. Tuy nhiên vào năm 2019, lần đầu tiên nhân loại chụp được hình ảnh một hố đen. Đó là siêu hố đen ở giữa thiên hà Messier 87 (M87), thiên hà hình ê líp cách trái đất khoảng 53 triệu năm ánh sáng.

Hố đen của M87 có đường kính 40 tỉ km, lớn gấp 3 triệu lần Trái đất, có khối lượng gấp 6,5 tỉ lần so với Mặt trời. Các nhà khoa học gọi nó là hố đen "quái vật".


 Một số lỗ đen được cho là đã có từ khi vũ trụ được sinh ra.

“Hố đen giống như những nhà tù dành cho mọi vật chất. Một số lỗ đen được cho là đã có từ khi vũ trụ được sinh ra, được gọi là lỗ đen nguyên thủy, trong khi những lỗ khác về cơ bản là xác của các ngôi sao chết. Tương tự như vậy, có rất nhiều ngôi sao treo xung quanh thiên hà, vì vậy cũng có rất nhiều hố đen xung quanh thiên hà”, tiến sĩ Rebecca Smethurst cho biết.

Theo bà Smethurst, các hố đen có thể di chuyển trong không gian, thậm chí có khả năng có một hố đen ẩn nấp ngay ngoài rìa hệ Mặt trời của chúng ta. “Nó cũng giống như ý tưởng này rằng có một hành tinh chứa sự sống ngoài kia mà chúng ta chưa khám phá ra”, bà Smethurst nói.

“Tuy nhiên, điều này sẽ không đáng sợ. Tôi nghĩ nó chỉ ở đó, không kéo bất cứ thứ gì về phía nó. Chúng ta đang quay quanh một hố đen rồi. Chúng ta không phải lo lắng về việc hệ Mặt trời bị nuốt vào hố đen”, tiến sĩ Smethurst cho hay.

Trước đó, một nhóm các nhà khoa học từ nhiều viện, trường nổi tiếng về nghiên cứu thiên văn như Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard & Smithsonian (Mỹ) và Đài thiên văn Nam Âu (ESO) sử dụng kính viễn vọng Very Large đặt ở Chile đã phát hiện một hố đen ẩn nấp trong vùng không gian tối đen ngay bên ngoài dải Ngân hà.

Hố đen được tìm thấy có khối lượng ít nhất là gấp 9 lần Mặt trời, quay quanh một ngôi sao như một hành tinh trá hình. Nó được cho là đang "ngủ đông", tức ngừng hoạt động, ngừng "ăn uống", do đó nó hoàn toàn vô hình.

Cập nhật: 24/07/2024 1thegioi
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video