Nội dung một báo cáo nghiên cứu mới nhất của Uỷ ban châu Âu (EC) khuyến cáo chính phủ cần phải có thêm nhiều biện pháp nhằm bảo đảm sự tin tưởng của người dân sử dụng các dịch vụ chính phủ điện tử.
Các chuyên gia khuyến cáo công nghệ hiện đại có thể sẽ giảm bớt và ảnh hưởng không tốt đến sự tín nhiệm của người dân đối với chính phủ. Chính phủ cần phải triển khai đầy đủ các biện pháp bảo mật cần thiết để bảo vệ người dân.
Bản báo cáo được công bố đúng thời điểm ngay sau vụ việc chính phủ Anh để mất dữ liệu cá nhân của 25 triệu người dân. Đáng nguy hiểm là trong số những dữ liệu bị mất cắp có cả thông tin tài khoản cá nhân của người dân.
Thông qua bản báo cáo nghiên cứu này, Uỷ ban thông tin và xã hội châu Âu muốn khuyến các các chính phủ nên nhắm đến xây dựng một “chính phủ điện tử lấy người dân làm trung tâm” (cc:eGov - Citizen-centric e-government).
Chuyên gia Frank Harris - một trong những tác giả của bản báo cảo – cho biết người dân học các tin tưởng từ chính những kinh nghiệm sử dụng thực tế. Tuy nhiên, hình thức tiếp xúc qua mạng lại không mang lại cảm giác tin cây tương tự như hình thức tiếp xúc mặt đối mặt truyền thống.
Để có được sự tin tưởng của người dân thông qua kênh tiếp xúc điện tử các chính phủ cần phải triển khai rất nhiều giải pháp bảo mật chứ không thể chỉ dừng lại ở những yêu cầu bảo mật cơ bản.
Người dân thường khó có thể nhận ra những giải pháp bảo mật kỹ thuật như mã hoá thông tin chẳng hạn. Thế thì thay vào đó chính phủ có thể sử dụng các dấu hiệu khác, ông Harris nhận định, như con dấu chứng thực điện tử chắc hạn nhằm bảo đảm với người dân về sự an toàn khi sử dụng dịch vụ chính phủ điện tử.
Ông Harris đề xuất nên xây dựng một thoả thuận công khai giữa người dân và chính phủ. Trong đó nêu rõ thông tin liên quan đến người dân được xử lý thế nào. Trong trường hợp xảy ra sự cố mất mát hoặc sai lệch thông tin thì những biện pháp nào được sử dụng …
Hoàng Dũng