Elon Musk thừa nhận mắc bệnh thần kinh "Asperger", nằm trong ranh giới giữa thiên tài và kẻ điên

Isaac Newton cũng bị chẩn đoán mắc hội chứng Asperger để rồi chết trong chán nản và hoang tưởng.

Tháng 5/2021, tỷ phú Elon Musk từng tiết lộ mình là người mắc hội chứng Asperger trong chương trình SNL khi nhận định về những phát ngôn gây tranh cãi của mình. Đây được cho là lần đầu tiên nhà sáng lập Tesla nói về hội chứng tự kỷ của mình trước khi có những bộc bạch về đồng tiền số Dogecoin sau đó.


Elon tự nhận mình là người mắc  hội chứng Asperger.

"Đây là lần đầu tiên trong lịch sử mà một bệnh nhân hội chứng Asperger như tôi được dẫn chương trình SNL...Thế này nhé, tôi biết là tôi thỉnh thoảng lại nói hoặc đăng những thứ lạ lùng, nhưng đó là cách mà não bộ của tôi hoạt động...Với những ai cảm thấy bị xúc phạm, tôi chỉ muốn nói rằng tôi đã tái sáng tạo ra xe hơi điện và tôi đưa người lên sao Hỏa trong du thuyền tên lửa. Quý vị nghĩ rằng tôi là một người bình thường ư?", tỷ phú Musk nói về những chỉ trích liên quan đến các bài đăng trên Twitter.

Thế nhưng Elon Musk không phải thiên tài duy nhất từng bị cho là mắc chứng tự kỷ. Hai nhà khoa học là Isaac Newton và Albert Einstein cũng được cho là mắc hội chứng Asperger khiến họ có hành xử dị biệt trong đời thường.


Elon Musk trong chương trình SNL.

Thiên tài hay kẻ điên?

Hai nhà bác học Einstein và Newton đã được các nhà khoa học nghiên cứu và cho rằng họ cũng mắc hội chứng Asperger. Những công trình nghiên cứu của đại học Cambridge và Oxford cho thấy cả 2 nhà khoa học này đều có tính lập dị dù họ là thiên tài trong lĩnh vực của riêng mình.

Với Einstein, ông hay lẩm bẩm liên tục một câu nói, thích sống cô đơn, không giỏi giao tiếp và thường diễn giải một cách lẩm cẩm mà chẳng ai nghe hiểu. Đã từng có giai thoại rằng ông rất thương chú mèo mẹ và 4 đứa con của nó nên đã thuê thợ về nhà đục 1 lỗ lớn và 4 lỗ nhỏ lên cửa để ban đêm chúng có thể vào phòng ngủ của mình.

Dẫu vậy đôi khi Einstein cũng rất hóm hỉnh và vui tính với một số câu trả lời sắc xảo. Khi một phóng viên trẻ đề nghị ông giải thích thật đơn giản về Thuyết tương đối để mọi người có thể hiểu, ông đã trả lời: "Rất dễ, cô đứng chờ người yêu một giờ, cô sẽ thấy thời gian trôi qua rất chậm. Rồi khi người yêu đến, cô đi chơi với người yêu trong một giờ, cô sẽ thấy thời gian trôi qua rất nhanh. Đó chính là thuyết tương đối trong vũ trụ".

Tuy nhiên câu chuyện của Newton thì bi đát hơn. Dù nổi tiếng với thuyết vạn bật hấp dẫn và lời đồn ngồi dưới gốc cây táo bị quả rơi trúng rồi phát minh ra định luật nhưng thực tế cuộc sống của Newton không hề dễ dàng.

Theo các dữ liệu lịch sử, Newton là người nói năng khó khăn, thường quên ăn uống và thờ ơ, lãnh đạm với mọi chuyện. Tính lập dị của ông nặng đến mức dù chẳng còn ai nghe nhưng Newton vẫn tiếp tục giảng dạy trong một giảng đường không người. Thậm chí khi bước qua tuổi 50, Newton chính thức bị chẩn đoán mắc bệnh thần kinh, dẫn đến tình trạng hoang tưởng và chán nản.

Theo nghiên cứu của giáo sư Simon Baron Cohen tại Anh, những người bị hội chứng Asperger có thể trở thành nhân vật xuất chúng nếu họ xác định được mục tiêu thích hợp trong cuộc sống, bằng không họ dễ dàng trở thành đối tượng bị bắt nạt hoặc gặp nhiều vấn đề trong xã hội đời thường do khó hòa nhập.


Rất nhiều thiên tài từng mắc bệnh thần kinh Asperger, nhiều người trong số đó cuối đời bị hoang tưởng

Bên cạnh đó, nhà tâm lý học Glen Elliot của đại học California thì cho rằng thiên tài có thể lạc lõng nhưng không tự kỷ. Vì quá giỏi nên họ thường bực mình, cáu gắt khi thấy mọi người chậm hiểu, do đó tạo ra tâm lý cô lập và khó gần.

Bệnh thần kinh

Hội chứng Asperger là một bệnh sinh học thần kinh do nhà bác học Áo Hans Asperger tìm ra năm 1944. Ông mô tả nhiều người trẻ tuổi có trí thông minh và ngôn ngữ phát triển bình thường nhưng mắc phải một dạng tự kỷ, dẫn đến kém khả năng giao tiếp trong xã hội.

Những người bị hội chứng Asperger có thể biểu hiện nhiều dạng rối loạn thần kinh từ nhẹ đến nặng như kém giao tiếp trong cộng đồng, thích đơn độc và thường có các thay đổi về tính cách... Họ thường xuyên bị ám ảnh, lo lắng về các vấn đề mình quan tâm nhưng lại thờ ơ với những sinh hoạt khác của xã hội, gặp khó khăn trong việc hiểu và diễn tả các ngôn ngữ thông dụng trong cuộc sống.

Dù sự phát triển về ngôn ngữ có vẻ bình thường nhưng họ không hiểu được những câu nói phức tạp, gặp khó khăn trong việc diễn đạt ngôn ngữ ở từng ngữ cảnh khi giao tiếp. Asperger được mô tả như một bệnh tâm thần kích động, hoạt động thái quá của bệnh tự kỷ và tình trạng mất khả năng học tập ngôn ngữ.

Vị giác, khứu giác của người bị hội chứng Asperger thường nhạy cảm và dễ bị âm thanh, ánh sáng gây kích động. Họ cảm nhận thế giới quanh mình rất khác biệt, vì thế cách xử sự có vẻ kỳ quặc, lập dị do sự khác biệt trong hoạt động của hệ thần kinh, chứ không phải là bất lịch sự hoặc do hậu quả của một nền giáo dục không chu đáo.

Những người mắc chứng Asperger dễ trở thành nạn nhân của sự bắt nạt hoặc chọc ghẹo nhưng đôi khi lại có chỉ số thông minh đặc biệt xuất sắc trong một số lĩnh vực.

Con của bạn có mắc Asperger?

Người bệnh thường có triệu chứng sớm ở những năm đầu đời và có thể nhận thấy trẻ khó giao tiếp với bố mẹ, người thân bằng mắt.

Phụ huynh cũng có thể thấy rằng con mình có vẻ lúng túng trong các tình huống xã hội và không biết phải nói gì hoặc làm thế nào để trả lời khi ai đó nói chuyện với trẻ.

Trẻ có thể không có các hành vi hay giao tiếp xã hội rõ ràng đối với những người khác, như ngôn ngữ cơ thể hoặc biểu cảm trên khuôn mặt. Ví dụ, trẻ có thể không nhận ra rằng khi ai đó khoanh tay và cau có, có nghĩa là người đó đang tức giận.

Một dấu hiệu khác là trẻ có thể thể hiện rất ít cảm xúc ví dụ như không cười khi vui vẻ hoặc trước những trò đùa. Thậm chí bé sẽ thường xuyên nói ngữ điệu theo kiểu bằng phẳng, giống như robot.

Ngoài ra, trẻ có thể dành rất nhiều thời gian để nói về bản thân hoặc về một chủ đề và bé yêu thích hay thậm chí là không nói gì cả ngày. Ngoài lời nói, trẻ cũng có thể thực hiện các động tác tương tự lặp đi lặp lại.

Trẻ mắc hội chứng Asperger không thích sự thay đổi, chẳng hạn, trẻ có thể ăn cùng một loại thức ăn cho bữa sáng mỗi ngày hoặc gặp khó khăn khi chuyển từ lớp này sang lớp khác trong ngày học.

Các phương pháp điều trị bệnh Asperger ngày nay khá đa dạng, thế nhưng mỗi đứa trẻ là khác nhau nên chúng đòi hỏi cách tiếp cận, chăm sóc không giống nhau.

Cập nhật: 28/04/2022 Theo Nhipsongkinhte
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video