GJU - cơ quan đại diện của Ủy ban châu Âu (EU) và Cơ quan Không gian Vũ trụ châu Âu cho biết, vào tháng 6/2005, cơ quan này đã chỉ đạo InavSat và Eurely - hai cơ quan phụ trách dự án này, cần phải xây dựng tại châu Âu một hệ thống tương đương với GPS của Mỹ.
InavSat được cấu tạo từ công ty EADS của châu Âu, công ty Thalès của Pháp, công ty Inmarsat của Anh. Eurely là sự kết hợp của hãng Alcatel của Pháp, tập đoàn Finmeccanica của Ý, các tập đoàn của Tây Ban Nha AENA và Hispasat.
Rất nhiều thành phố mong muốn được trở thành nơi đặt trụ sở của Galileo tiêu biểu là Munich, Rome hoặc Barcelone. Toulouse đã trở thành một khu vực quan trọng của Pháp và châu Âu trong lĩnh vực vũ trụ với sự có mặt của CNES, Alcatel Alenia Space hoặc Astrium. Hoạt động của cơ quan Galileo tại đây sẽ tạo ra từ 100 đến 150 việc làm mới trong thời gian ngắn và cũng có thể sẽ được duy trì trong 1 thời gian dài.
Hệ thống Định vị Vệ tinh Toàn cầu Galileo bao gồm 30 vệ tinh đặt cách trái đất trung bình khoảng 24.000 km. Năm trạm thăm dò sẽ truyền các dữ liệu về hai trung tâm kiểm soát dưới mặt đất của châu Âu.
Được đưa vào hoạt động từ năm 2008 hoặc sớm hơn, Galileo sẽ có tầm cỡ ngang với GPS của Mỹ và GLONASS của Nga.
ESA chuẩn bị đưa vào sử dụng 2 vệ tinh thử nghiệm của hệ thống Galileo, GIOVE-A và GIOVE-B. GIOVE-A rời trung tâm nghiên cứu ESA tại Hà Lan vào ngày 29/11 và đến sân bay tại Baïkonour, Kazakhstan nơi mà nó sẽ xuất phát vào tháng 12. GIOVE-B cũng sẽ được phóng vào năm tới.