Phóng viên tại Jakarta dẫn báo cáo về Chương trình Quản lý và Phục hồi các rạn san hô (COREMAP) của Viện Khoa học Indonesia (LIPI) cho thấy, đã có tới 30,4% diện tích rạn san hô của Indonesia bị phá hủy, tác động lớn đến môi sinh và phúc lợi công.
Ảnh: marinebio
Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hải dương thuộc LIPI Zainal Arifin nói rằng, kết quả khảo sát chuyên sâu tại nhiều tỉnh ở cả miền Đông, miền Trung và miền Tây Indonesia đã cho thấy mức độ tổn thất diện tích rạn san hô nói trên, mà nguyên nhân chủ yếu là do tác động của các thảm họa thiên nhiên như động đất, sóng thần và của con người.
Nhà nghiên cứu đồng thời là một thành viên trong ban lãnh đạo COREMAP Deny Hidayati đã nhấn mạnh sự cần thiết và tầm quan trong của việc tăng cường tuyên truyền, giáo dục và phổ biến kiến thức biển cho người dân, nhất là các cộng đồng sống ven biển để có thể nâng cao hiệu quả phục hồi các rạn san hô.
Chẳng hạn, nhờ nỗ lực này mà diện tích các rạn san hô ở Nias và Mentawai ở miền Tây Indonesia đã tăng 4% năm 2011, so với mức tương ứng năm 2004.