Gần 50% loài san hô nhiệt đới nguy cơ tuyệt chủng

Nhiệt độ đại dương tăng cao thúc đẩy hiện tượng tẩy trắng hàng loạt tại các rạn san hô trên khắp thế giới, nhiều loài đang có nguy cơ tuyệt chủng.

San hô bị tẩy trắng hàng loạt

Gần 50% các loài san hô sống trong vùng nước ấm có nguy cơ tuyệt chủng biến đổi khí hậu là thủ phạm chính. Nội dung này nằm trong báo cáo đánh giá cập nhật của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) được công bố ngày 13-11 tại Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP29) ở Baku (Azerbaijan).


San hô bị tẩy trắng ở vùng biển ngoài khơi đảo Kohamajima, tỉnh Okinawa, Nhật Bản - (Ảnh: Kyodo/TTXVN).

Bản đánh giá cập nhật về Sách đỏ của IUCN - danh mục các loài đang bị đe dọa được công nhận trên toàn cầu - xem xét các loài san hô tạo rạn, sống ở khu vực nước nông, ấm ở các vùng nhiệt đới.

Kết quả phân tích cho thấy 892 loài san hô tạo rạn (reef-building coral species) đang được coi là bị đe dọa, chiếm 44% tổng số loài san hô, cao hơn đáng kể so với mức hơn 30% theo bản đánh giá gần đây nhất vào năm 2008.

Theo đó, IUCN kêu gọi các nhà đàm phán tại Hội nghị COP29 khẩn trương hành động để giảm phát thải từ nhiên liệu hóa thạch, cũng như ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu.

Các đại dương hấp thụ khoảng 90% lượng nhiệt dư thừa trong khí quyển do phát thải khí CO2 cũng như các loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính khác.

Nhiệt độ đại dương tăng cao thúc đẩy hiện tượng tẩy trắng diễn ra hàng loạt tại các rạn san hô trên khắp thế giới, đe dọa các hệ sinh thái quan trọng đối với sinh vật biển cũng như sinh kế của những người phụ thuộc vào chúng.

Nguy cơ tuyệt chủng


San hô bị tẩy trắng tại vùng biển ngoài khơi đảo Jeju, Hàn Quốc - (Ảnh: Yonhap/TTXVN).

Giám đốc IUCN Grethel Aguilar nhấn mạnh các hệ sinh thái lành mạnh như rạn san hô có vai trò rất cần thiết đối với sinh kế của con người khi cung cấp thực phẩm, bảo vệ bờ biển và lưu trữ carbon. Biến đổi khí hậu vẫn là mối đe dọa hàng đầu đối với loài san hô tạo rạn và đang tàn phá các hệ thống tự nhiên mà con người phụ thuộc.

Bên cạnh hiện tượng nóng lên toàn cầu, ô nhiễm, bệnh dịch, đánh bắt bừa bãi và nước thải nông nghiệp cũng đe dọa đến sự sinh tồn của loài san hô trên thế giới.

Đa số san hô tạo rạn được tìm thấy khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, như rạn san hô Great Barrier của Úc trong năm nay đã phải hứng chịu một trong những đợt tẩy trắng nghiêm trọng nhất từ trước đến nay.

Bản đánh giá cập nhật của IUCN bao gồm cả kết quả của một nghiên cứu về san hô tạo rạn ở Đại Tây Dương, được công bố trên tạp chí PLOS One ngày 13-11. Nghiên cứu phát hiện ra gần 30%, cụ thể là 23 trong số 85 loài san hô Đại Tây Dương đang bị đe dọa nghiêm trọng, nhiều hơn so với ước tính trước đó.

Đối với loài san hô nước lạnh, IUCN vẫn đang đánh giá nguy cơ tuyệt chủng do loài san hô này sống ở vùng nước biển sâu hơn, tối hơn, khiến công tác nghiên cứu gặp khó khăn.

Cập nhật: 15/11/2024 Tuổi Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video