Gặp gỡ robot biết "đổ mồ hôi", đo lường tác động của biến đổi khí hậu

Robot giúp con người hiểu tác động của nhiệt độ tăng cao

Các nhà khoa học Mỹ đã phát minh ra một loại "robot cảm ứng nhiệt" gọi là ANDI có thể tự đổ mồ hôi và làm mát “cơ thể” trong điều kiện thời tiết nóng.

Với đặc điểm đồ mồ hôi, các công ty đang tìm cách thu hẹp khoảng cách khác biệt giữa con người và robot, để từ đó tăng thêm giá trị cho robot.

Bằng cách sử dụng những robot có thể đi lại, hít thở và đổ mồ hôi, các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ xác định được các cách để đảm bảo an toàn cho con người trong môi trường nhiệt độ cao.


Xem thí nghiệm với ANDI. (Nguồn: Reuters).

Theo ấn phẩm chuyên sâu về công nghệ Giant Freakin Robot của Mỹ, những robot này có thể xác định các tác nhân cụ thể trong điều kiện nhiệt độ cao có khả năng gây hại cho sức khỏe con người, đặc biệt là tại các thành phố.

Là một sản phẩm của các nhà nghiên cứu tại đại học bang Arizona (ASU) và được tài trợ bởi chương trình Cơ sở hạ tầng, Sức khỏe và Thịnh vượng hàng đầu của Quỹ Khoa học Quốc gia, robot “đổ mồ hôi” ANDI được thiết kế với một hệ thống làm mát bên trong. Điều này khiến nó trở thành công cụ lý tưởng cho việc sử dụng ngoài trời thay vì bị kiểm soát trong môi trường phòng thí nghiệm.

Các nhà nghiên cứu muốn sử dụng những robot như ANDI để đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhiệt đối với cơ thể con người. Nhờ có 35 diện tích bề mặt riêng biệt được điều khiển bởi các cảm biến nhiệt độ, cảm biến dòng nhiệt và các lỗ thoát mồ hôi, robot có thể tái tạo các chức năng và biểu hiện liên quan đến nhiệt của cơ thể con người. Hơi thở của ANDI thậm chí có thể “nặng nề” khi gặp nhiệt độ cao.

Vì con người không thể chịu đựng trước một nhiệt độ quá cao để thử nghiệm nên robot là lựa chọn khả thi hơn. Trong một dự án sắp tới, ANDI sẽ làm việc với MaRTy, robot nhiệt khí tượng sinh học của ASU, giúp các nhà nghiên cứu hiểu sâu hơn về cách con người đổ mồ hôi.

Konrad Rykaczewski, Giáo sư kỹ thuật cơ khí tại ASU kiêm nghiên cứu chính của dự án, lý giải: “Bạn không muốn thực hiện nhiều thử nghiệm liên quan đến nhiệt độ với người thật. Đó là phi đạo đức và sẽ rất nguy hiểm. Trong 20 năm tới, nhiệt độ cao nhất hiện nay sẽ trở thành nhiệt độ trung bình ngày”.


"Robot cảm ứng nhiệt" gọi là ANDI.

ANDI sẽ không chỉ được sử dụng để đo lường mức độ tổn thất của cuộc sống và sức khỏe con người dưới nhiệt độ khắc nghiệt mà các nhà nghiên cứu cũng hy vọng tìm ra những cách giảm nhiệt mới với sự trợ giúp của robot.

"Có lẽ việc ở dưới bóng râm thêm 15 phút hay xịt nước vào người đều là cách hay cân thử nghiệm. Hay có thể đó là một bộ quần áo đặc biệt nào đó. Chúng tôi xem xét bất cứ ý tưởng nào có thể giúp ích. Và chúng tôi cần phải thử nghiệm ở bên ngoài”, ông Konrad nói thêm.

Các nhà nghiên cứu cũng hy vọng ANDI sẽ có các "cơ quan" nội tạng được mô phỏng theo cơ thể con người, từ đó cung cấp thêm một số thông tin chi tiết về các trường hợp tử vong liên quan đến nhiệt độ cao.

Bà Jennifer Vanos, một nhà khí hậu học tham gia dự án trên, cho biết nhóm nghiên cứu có thể tạo ra “cặp song sinh” kỹ thuật số của robot này để xem xét các phân khúc dân số khác nhau. Ví dụ, bạn càng lớn tuổi, bạn càng ít đổ mồ hôi. Những người trẻ tuổi sẽ cần sự bảo vệ khác với các vận động viên hoặc những người có sức khỏe kém. Với ANDI, các nhà khoa học có thể mô phỏng các cơ chế điều nhiệt dành riêng cho từng cá nhân. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng có thể kiểm tra robot trong nhiều tình huống khác nhau: độ khô, nhiệt ẩm... Hay làm thế nào để cơ thể con người đối phó với gió nóng? Nghiên cứu sẽ hữu ích cho việc thiết kế quần áo chống nóng, suy nghĩ lại về quy hoạch đô thị và bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất.

Ở Phoenix thủ phủ của bang Arizona (Tây Nam nước Mỹ), nơi có hàng chục trung tâm làm mát cho người vô gia cư vào mùa Hè, kết quả nghiên cứu cũng có thể hướng dẫn hành động của các nhân viên xã hội. Bà Vanos cho biết: “Một người nên ở trong trung tâm làm mát trong bao lâu để hạ nhiệt, để nhiệt độ cơ thể của họ giảm xuống mức an toàn trở lại? Điều đó có thể được trả lời với ANDI”.

Nhóm nghiên cứu cũng muốn phát triển các cảm biến chi phí thấp, được sử dụng trên các công trường xây dựng để điều chỉnh giờ làm việc theo nhiệt độ thực tế tại công trường và sức khỏe của công nhân - thay vì dựa trên điều kiện thời tiết chung chung.

Cập nhật: 28/07/2023 TTXVN/Báo Tin Tức
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video