Gene có thể chữa bệnh liệt ở quái ngư "hóa thạch sống"

Cá mút đá, một loài cá tiền sử chuyên hút máu, sở hữu nhóm gene có thể mở ra triển vọng chữa lành tổn thương tủy sống ở người.

Cá mút đá và con người cùng sở hữu một số gene. Những gene này cho phép chữa lành tổn thương tủy sống ở cá mút đá, do đó nếu tìm ra cách kích hoạt các gene tương tự ở người, chúng ta có thể phục hồi tổn thương tủy sống và thậm chí chữa trị bệnh liệt, theo Science Alert.

Cá mút đá có hình dáng giống loài rắn, xuất hiện từ cách đây 200 triệu năm, trước cả loài khủng long và là động vật có xương sống lâu đời nhất thế giới. Điểm đặc biệt ở loài "hóa thạch sống" này là chúng có những chiếc răng sắc như dao cạo xếp thành vòng tròn. Cá mút đá bám chặt vào những loài khác nhờ chiếc miệng có giác hút cắm đầy răng và tạo ra một lỗ nhỏ xuyên qua vảy con mồi bằng chiếc lưỡi sắc bén.


Cá mút đá. (Ảnh: Wikipedia).

Các nhà khoa học ở Phòng thí nghiệm Sinh học Hải dương (MBL), Viện nghiên cứu Y khoa Feinstein, Trường Y Zucker thuộc Đại học Hofstra, Đại học Kentucky và Trường Y Icahn hợp tác xác định nhóm gene chung giữa người và cá mút đá trong nghiên cứu đăng hôm qua trên tạp chí Eurek Alert.

"Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học biết cá mút đá có khả năng phục hồi tức thì sau tổn thương tủy sống, nhưng chúng tôi không biết công thức phân tử đi kèm và hỗ trợ khả năng đặc biệt này", Ona Bloom, phó giáo sư ở Viện Feinstein và Trường Zucker, cho biết. "Trong nghiên cứu này, chúng tôi tìm ra mọi gene thay đổi trong thời gian phục hồi. Khi có thông tin, chúng tôi có thể sử dụng kiểm tra liệu một số phương pháp cụ thể có cần thiết cho quá trình phục hồi hay không".

Để nhận biết chính xác những thay đổi về gene cho phép cá mút đá phục hồi, nhóm nghiên cứu bắt đầu bằng cách rạch lên tủy sống của chúng. Sau đó, họ lấy mẫu vật từ não chúng và tủy sống vài giờ sau tổn thương và liên tục trong ba tháng tiếp theo.

Những mẫu vật giúp các nhà nghiên cứu xác định gene và đường dẫn tín hiệu (protein và hóa chất khác do tế bào sản sinh để kiểm soát chức năng) được kích hoạt ở con vật bị tổn thương. Họ nhận thấy một đường dẫn rất cần thiết đối với quá trình phục hồi. Nếu đường dẫn tín hiệu Wnt bị chặn, con vật không thể phục hồi.

Nhóm nghiên cứu cũng rất bất ngờ khi phát hiện những thay đổi không chỉ xảy ra ở tủy sống của động vật bị tổn thương mà cả trong não. "Kết quả này cũng cố quan điểm bộ não thay đổi nhiều sau tổn thương", Jennifer Morgan, giám đốc Trung tâm Sinh học tái tạo và Kỹ thuật mô Eugene Bell, cho biết.

Các nhà nghiên sẽ thử bật, tắt các gene và đường dẫn tín hiệu để quyết định trình tự chính xác để chữa lành tổn thương. Sau khi thử nghiệm cho kết quả, họ có thể tiến hành thử trên các động vật khác.

Cập nhật: 17/01/2018 Theo VNE
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video