Ghép tủy có thể tiêu diệt tế bào HIV?

Ghép tủy có thể trở thành giải pháp để điều trị HIV triệt để trong tương lai.

Mười năm trước, Timothy Brown – một bệnh nhân ở Berlin – đã được xác nhận chữa khỏi HIV. Người ta cho rằng việc ghép tủy để điều trị bệnh ung thư – từ tủy một người miễn nhiễm với HIV – đã giúp tiêu diệt virus trong cơ thể ông. Nhưng bằng chứng từ một nhóm người cho thấy phản ứng miễn dịch xảy ra sau khi cấy ghép có thể là nguyên nhân tiêu diệt các tế bào nhiễm HIV.

Liệu pháp điều trị ung thư rất khắc nghiệt nên nó thường không được áp dụng cho những người bình thường hoặc mắc các bệnh khác. Tuy nhiên, nếu lý thuyết trên được chứng minh, chúng ta sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về phương pháp chống HIV.

Timothy Brown vẫn là bệnh nhân duy nhất không bị nhiễm HIV trở lại trong một thời gian dài. Một vài người khác đã được "chữa khỏi chức năng" – mặc dù một số virus vẫn ngủ đông trong tế bào của họ và họ không phải tiêm thuốc kháng virus nữa.


HIV nhắm tới các tế bào miễn dịch, khiến cơ thể người mất khả năng tự vệ trước các bệnh nhiễm trùng khác.

HIV nhắm tới các tế bào miễn dịch, khiến cơ thể người mất khả năng tự vệ trước các bệnh nhiễm trùng khác (nếu không điều trị). Trong trường hợp trên, Brown đã được ghép tủy để điều trị bệnh bạch cầu.

Tủy xương đến từ một người có đột biến di truyền trong gene CCR5 làm cho các tế bào miễn dịch kháng HIV. Nhưng một số người tin tằng tác dụng phụ của việc cấy ghép là một phần nguyên nhân của việc quét sạch virus HIV ra khỏi cơ thể.

Khi thực hiện việc cấy ghép, tế bào miễn dịch của người hiến có thể tấn công các tế bào của người nhận. Việc ghép tủy xương cho Brown đã dẫn đến hiện tượng này khiến cho các tế bào miễn dịch của ông và các virus HIV bị tấn công và tiêu diệt.

Theo Javier Martínez-Picado, từ Viện nghiên cứu AIDS IrsiCaixa ở Barcelona, ​​Tây Ban Nha thì có 6 người nữa bị nhiễm virus HIV và bị ung thư như Brown. Sau khi thực hiện phương pháp chữa trị tương tự thì dường như virus HIV đã không còn tồn tại trong cơ thể của họ. Chỉ có một trong số sáu người nhận được tủy xương từ một người có đột biến CCR5 nhưng cả 6 trường hợp đều tiêu diệt được các tế bào nhiễm HIV.

Chúng ta hiện vẫn chưa chắc chắn rằng 6 người này không bị nhiễm HIV trở lại khi họ ngừng dùng thuốc chống HIV hay không. Theo Martínez-Picado, điều này có thể xảy ra với người đầu tiên trong năm tới.

Annemarie Wensing thuộc Trung tâm Y tế Đại học Utrecht, Hà Lan, cho biết: "Nếu lý thuyết là đúng, đây sẽ là một phát hiện vĩ đại" – người đã trình bày về dữ liệu 2 trong số 6 nghiên cứu y tại Đại hội Vi khuẩn Vi trùng và Bệnh truyền nhiễm Châu Âu ở Vienna tuần trước. Tất cả các xét nghiệm HIV trên 6 cá thể thử nghiệm đều cho kết quả âm tính trong 2 năm.


Các tổ chức y tế đang tiếp tục nghiên cứu các trường hợp ghép tủy để tìm hiểu thêm về cơ chế ẩn giấu của HIV.

Gần đây, người ta còn một cách tiếp cận đầy hứa hẹn khác để điều trị HIV. Nó được gọi là "kick and kill", phương pháp điều trị này đánh thức virus không hoạt động ẩn trong tế bào của người và sau đó hướng mục tiêu điều trị vào những virus này. Phương pháp này đã giúp cho 5 người ngừng uống thuốc chống HIV (trước đó virus vẫn còn trong một số tế bào miễn dịch của họ).

Đó không phải là vấn đề của Brown hay sáu trường hợp mới hơn, những người đến từ nhiều quốc gia khác nhau.

Một nhóm các nhà khoa học đã theo dõi 23 người nhiễm HIV được ghép tủy để điều trị ung thư. Cho đến nay, một nửa số người đã tử vong – từ việc ghép tủy hay do ung thư.

Các tổ chức y tế đang tiếp tục nghiên cứu các trường hợp ghép tủy để tìm hiểu thêm về cơ chế ẩn giấu của HIV. Theo Martínez-Picado, điều này sẽ giúp phát triển một phương pháp chữa trị mà không cần phải cấy ghép tủy xương.

Cập nhật: 09/05/2017 Theo vnreview
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video