Giun đất giúp làm chậm biến đổi khí hậu

Giun đất có thể giúp giữ nước trong đất vào mùa khô, ngăn chặn lũ lụt và làm giảm tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu.

>>> Giun “thám hiểm” không gian


Giun đất

Loài giun đất đã sống trên hành tinh của chúng ta gần 300 triệu năm qua, nhưng cho tới gần đây, những vai trò quan trọng của chúng chỉ vừa mới được các nhà nghiên cứu người Anh tiết lộ.

Theo các nhà nghiên cứu, trong quá trình đào hang trong đất, loài giun đất đã vô tình giúp đất đai trở nên tơi xốp và tái tạo chất dinh dưỡng; hấp thụ nước và biến đất thành dạng bọt biển ngăn chặn lũ lụt.

Còn trong mùa hạn, chúng lại giúp làm chậm lại quá trình mất nước trong đất. Từ đó, giun đất có thể giúp làm chậm lại ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu hay hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Ngoài ra, giun đất còn đóng vai trò là nguồn thức ăn quan trọng đối với nhiều loài chim khác nhau. Một con giun đất có thể sống thọ tới 10 năm, di chuyển với vận tốc 8m/giờ trên mặt đất.

Mùa sinh sản của giun đất phụ thuộc vào điều kiện khí hậu. Khi môi trường đạt tới nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (thường là trong thời kỳ nóng ẩm) loài giun đất sẽ tìm kiếm đối tác để thụ tinh.

Hoạt động giao phối thường diễn ra vào ban đêm. Mỗi một con giun đất, trong điều kiện lý tưởng, có thể sinh sản từ 100 tới 140 con giun con trong một năm.

Theo Giáo dục
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video