Google chiến đấu với tuổi tác và tử thần?

Một trong những đối thủ chưa thể đánh bại của con người là tuổi tác. Liệu trong tương lai, con người có thể chiến thắng?

Kể từ đầu thế kỷ XX, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, tuổi thọ của con người đã cải thiện đáng kể. Liệu con người có thể làm nên một bước đột phá trong việc kéo dài tuổi thọ trong tương lai? Bài tổng hợp này sẽ cho bạn cái nhìn tổng thể về những nghiên cứu nhằm mục đích kéo dài tuổi thọ trong thời gian gần đây.

Rất nhiều công ty chăm sóc da muốn chúng ta tin như vậy. Và bây giờ đến lượt gã khổng lồ công nghệ Google tham gia vào cuộc chơi. Tháng trước, Google mới thành lập công ty chuyên về y tế mang tên Calico nhằm mục đích nghiên cứu về tuổi thọ và cách thức kéo dài tuổi thọ của con người. Vậy mục tiêu và phương thức tiếp cận của Google là gì? Con đường của Google có gì khác với những phương thức hiện nay?

Với sự mở rộng phạm vi kinh doanh từ các sản phẩm phần cứng đến phần mềm, chúng ta có thể quên mất không lâu trước đó Google chỉ là một công cụ tìm kiếm. Ngày nay, gã khổng lồ đã vươn tay sang nhiều địa hạt khác nhau: từ nghiên cứu xe tự lái đến smartphone và máy tính bảng, thậm chí phóng cả khinh khí cầu khổng lồ vào vũ trụ.

Danh mục đầu tư của Google nay đã được nối dài với sự ra đời của công ty con mới nhất mang tên Calico.

Calico là công ty y tế chuyên nghiên cứu về lão hóa và các bệnh liên quan. Tại buổi họp báo ra mắt Calico, Google cho biết công ty này sẽ hoạt động độc lập và chủ yếu tập trung nghiên cứu các căn bệnh tuổi già như Alzheimer và các bệnh phổ biến cao như ung thư và tim mạch.

Larry Page – một trong những giám đốc điều hành trẻ nhất của Google cho biết: “Bệnh tật và lão hóa ảnh hưởng đến mọi gia đình. Với sự đầu tư thời gian nghiên cứu và thử nghiệm trên lĩnh vực công nghệ sinh học và chăm sóc sức khỏe, chúng tôi hy vọng có thể cải thiện cuộc sống của hàng triệu người”.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là, Calico sẽ làm gì để đạt được mục tiêu. Tại thời điểm này, công ty không cung cấp chi tiết cụ thể.

Chính vì Google không hề tiết lộ bất cứ thông tin nào, nhiều nhà bình luận cho rằng Calico sẽ theo đuổi cách tiếp cận thu thập kho dữ liệu khổng lồ về sức khỏe: thu thập thông tin từ bệnh nhân, thống kê, tổ hợp và rút ra phương pháp hiệu quả nhất để chăm sóc sức khỏe. Một số khác cho rằng, Calico sẽ chọn quan điểm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” làm kim chỉ nam cho cho kế hoạch lớn này.

Aubrey de Grey – một chuyên gia trong lĩnh vực y học tái tạo cho rằng vẫn còn quá sớm để suy đoán về phương pháp tiếp cận của Google. Ông nói: “Về Calico, tôi nghĩ rằng điều quan trọng là họ chưa đưa ra bản kế hoạch cụ thể nào và bất kỳ dự đoán nào cho rằng công ty này sẽ tiếp cận mục tiêu bằng con đường thu thập dữ liệu là điều vô căn cứ”.

Vậy Calico sẽ đi theo con đường nào? Dưới đây là một số phương pháp khoa học chống lại lão hóa đã và đang được nghiên cứu.


Ảnh: nanopress.it

1. Crynoics

Đầu tiên phải kể đến cryonics – cơ chế hoạt động khi cơ thể của con người được bảo quản trong nhiệt độ thấp với sự trợ giúp của nitơ lỏng với hy vọng có thể làm sống lại đã người đã chết trong tương lai. Mục tiêu của cryonics là ngăn chặn các tế bào chết. Trong thời gian đó, các bác sỹ có cơ hội làm sống lại người đã chết bằng cách sửa chữa hoặc thay thế các mô bị hư hỏng, thậm chí sử dụng máy móc thay thế cho các bộ phận này. Điểm trừ của phương pháp này là chi phí cao. Giá thấp nhất cho việc “bảo quản lạnh” lên tới 28.000 USD. Công ty Alco Life đưa ra mức giá 200.000 USD cho các dịch vụ tương tự.

2. Phương pháp áp lạnh

Phương pháp áp lạnh có mối liên hệ mật thiết và trở nên phổ biến trong lĩnh vực thể thao và cụ thể là điền kinh. Các huấn luyện viên yêu cầu vận động viên sử dụng phương pháp áp lạnh sau khi tập thể thao cường độ cao để chữa lành vết thương. Đội tuyển quốc gia Pháp, đội bóng bầu dục xứ Wales đã sử dụng phương pháp này trong suốt thời gian Eurocup 2012. Những vận động viên này sẽ ở trong phòng lạnh ở nhiệt độ âm 160 độ C trong thời gian ngắn. Một số học thuyết giả cho rằng phương pháp này giúp tăng tốc độ phục hồi của cơ thể. Tuy nhiên, một số khác vẫn hoài nghi về tính hiệu quả của phương pháp này với lý do bằng chứng đưa ra chưa đầy đủ.

3. Sâu Plaranian

Năm 2012, một nhóm các nhà khoa học trường Đại học Nottingham đã phát hiện ra một loài sâu đặc biệt có khả năng tự phân chia cơ thể và tự chữa lành vô cùng kỳ diệu. Một số nhà nghiên cứu hy vọng rằng phát hiện này sẽ mang tới con đường mới trong việc ngăn chặn quá trình lão hóa các tế bào trên cơ thể người. Tiến sỹ sinh học Aziz Aboobaker của trường Đại học Nottingham cho biết: “Thông thường, khi các tế bào gốc phân chia trong quá trình sinh sản hoặc tăng trưởng. Khi các tế bào này không còn khả năng phân chia là lúc chúng đã bị lão hóa. Vì thế khi các tế bào này chết đi, khó có thể tìm được tế bào mới thay thế. Da của chúng ta là một ví dụ điển hình. Nghiên cứu ADN và nhiễm sắc thể của loài sâu này có khả năng sẽ giúp các nhà khoa học ứng dụng nó trong việc tái tạo các tế bào đã chết trên cơ thể người".

4. Nhân giống vô tính và thay thế các bộ phận

Một trong những lĩnh vực khoa học quan trọng, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu hiện nay là tạo ra các cơ quan và thay thế. Nhiều người chết do các cơ quan bị hỏng hóc hay suy yếu. Nhưng hãy thử tưởng tượng xem nếu như các nhà khoa học có thể cấy gan mới cho bệnh nhân suy gan, ung thư gan?

Các nhà khoa học đã thành công khi cấy ghép thận cho chuột trong điều kiện phòng thí nghiệm. Nêu như phương pháp này thành công với chi phí thấp, chúng ta có thể nhân rộng việc sử dụng nó và khắc phục tình trạng thiếu hụt các cơ quan được hiến tặng ở nhiều quốc gia.

5. Công nghệ Nano

Thay thế các bộ phận chỉ được xem là một trong những giải pháp tất yếu. Các nhà khoa học tin rằng việc kéo dài tuổi thọ con người cần nhiều sự tác động hơn, một cách tổng thể hơn là chỉ thay thế bộ phận riêng lẻ.

Công nghệ Nano là một trong những giải pháp giúp khắc phục tình trạng sao chép DNA không chính xác – một trong những nguyên nhân dẫn đến lão hóa.

Vậy, công ty mới của Google có thể tìm ra một giải pháp khả thi nào chiến thắng lão hóa và cái chết? Chỉ có thời gian mới có thể trả lời câu hỏi này.

Theo Tiền Phong
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video