Google, Facebook đặt hàng nghìn dặm cáp quang dưới đáy biển như thế nào?

Quá trình hoàn tất đặt một tuyến cáp quang biển có thể mất đến vài năm, sử dụng tàu đặt cáp chuyên dụng với tuyến đường đã được thăm dò từ trước.


Google và Facebook đã đặt hàng nghìn dặm cáp quang xuống đáy biển, trải rộng ra khắp các châu lục để mang Internet đến toàn thế giới.


Thông thường, Google và Facebook sẽ cùng đầu tư với một số công ty khác cho các dự án cáp quang biển mặc dù họ cũng có những dự án riêng. Tổng cộng Google đầu tư vào 19 dự án, và sở hữu 5 dự án riêng.


Trong khi đó, Facebook đã đầu tư vào 2 dự án cáp quang biển đang hoạt động, họ cũng đầu tư vào 5 dự án khác đang được thi công, theo người đại diện của hãng.


Để lắp đặt cáp quang xuống đáy biển, trước tiên họ cần lên lộ trình đường cáp quang sẽ đi. Theo bà Jayne Stowell - nhà đàm phán chiến lược hạ tầng toàn cầu của Google, việc này có thể mất đến nhiều năm.


Facebook nói với Insider rằng họ sẽ thực hiện khảo sát địa-vật lý và độ sâu dọc theo tuyến đường dự kiến ​​của tuyến cáp, cho phép lập kế hoạch chính xác đến từng mét. Để làm điều này, hãng phải gửi các tàu được trang bị tối tân để thăm dò đáy biển, tìm kiếm các rủi ro như dòng chảy cao, sạt lở đất dưới nước và bom hoặc mìn chưa nổ.


Bản thân sợi cáp có độ dày chỉ bằng một chiếc vòi tưới nước làm vườn.


Chúng được bọc trong một lớp vỏ đồng để dẫn điện. “Một lớp vỏ bọc bằng nhựa và thép sau đó được thêm vào để chống thấm nước, giúp nó chịu được các điều kiện đại dương bất lợi có thể xảy ra như dòng chảy lớn, động đất hoặc sự can thiệp từ các tàu đánh cá,” Stowell nói.


Đối với cáp 2Africa của Facebook, nó sử dụng nhôm thay vì đồng để giảm chi phí sản xuất. Dự án 2Africa đang được thi công, có chiều dài 37.000km - chỉ ngắn hơn một chút so với chu vi của Trái đất.


Sau khi chế tạo cáp và vạch tuyến đường, cáp được đặt lên tàu đặt chuyên dụng. Stowell của Google cho biết công ty sử dụng một đội tàu gồm 50 đến 55 tàu chuyên dụng, với sức chứa lên đến 100 thành viên thủy thủ đoàn. Chỉ việc tải dây cáp lên tàu có thể mất bốn tuần.


Trong khi đó, đội thuỷ thủ trên tàu đặt cáp của Faebook có khoảng 30-50 người.


Con tàu rời cảng, đặt cuộn dây cáp phía sau. Khi xuống vùng nước sâu, nó sử dụng một máy cày dưới nước để đào một rãnh dọc theo đáy biển mà nó đặt dây cáp. Sóng biển sẽ nhanh chóng lấp kín rãnh đó sau khi cáp được đặt xuống đáy biển.


“Một chiếc máy cày trên biển trông không quá khác so với chiếc máy cày mà một người nông dân có thể sử dụng trên cánh đồng, ngoại trừ nó lớn hơn nhiều - bằng chiều cao của một tòa nhà hai tầng,” Stowell nói. Máy cày này chỉ có thể sử dụng ở độ sâu 1.500 - 2.000m.


Đây là độ sâu an toàn nhất đối với cáp quang biển, tránh được những hư hại tiềm tàng có thể xảy ra do tàu đánh cá hoặc tàu neo đậu tránh bão gây ra. Về cơ bản, cáp quang biển sẽ được đặt tự nhiên, không có thêm biện pháp bảo vệ nào khác.


Với những tuyến cáp dài, nhà sản xuất sẽ bổ sung một bộ phận gọi là bộ khuếch đại sau mỗi 100 mét để giữ cho tín hiệu được ổn định.


Mặc dù cáp quang được làm bằng thủy tinh tinh khiết nhất, trong khoảng cách xa, cường độ của chùm ánh sáng bắt đầu suy yếu. Bộ khuếch đại giúp tăng cường độ ánh sáng của chùm sáng.


Khi đến đích, tàu đặt cáp không thể tiếp cận bờ biển.


Phao sẽ được sử dụng để dẫn cáp quang vào bờ, đặt nổi trên mặt biển. Thợ lặn, các thuyền nhỏ hơn sẽ được huy động để thực hiện công việc này.


Cuối cùng, cáp được kéo lên bãi biển đến một rãnh làm sẵn, nơi nó được kết nối với một hố ga trên bãi biển, một thùng chứa được chôn ở đó cáp dưới biển được nối với cáp trên cạn - lần lượt kết nối với trạm cáp.

Cập nhật: 20/09/2021 Theo doanhnghiep&tiepthi
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video