Hàng loạt thiết bị tí hon bay lên vũ trụ

Hôm 25/2 Cơ quan Vũ trụ Canada (CSA) phóng vệ tinh nhân tạo có kích thước bằng vali cùng hai kính thiên văn nhỏ xíu ra khỏi trái đất để theo dõi các thiên thạch lớn và những ngôi sao sáng nhất.

NEOSSat, tên của vệ tinh, sẽ được phóng từ Trung tâm Vũ trụ Satish Dhawan của Ấn Độ vào 12h20 hôm 25/2 theo giờ GMT (19h20 cùng ngày theo giờ Hà Nội), Space đưa tin. Sau khi bay lên độ cao 800km, vệ tinh sẽ bay quanh địa cầu để theo dõi các thiên thạch cỡ lớn trong Thái Dương Hệ. Nó cũng theo dõi các vệ tinh đang hoạt động và rác vũ trụ xung quanh địa cầu. Vệ tinh bay một vòng quanh trái đất trong 100 phút.

Vụ phóng vệ tinh NEOSSat diễn ra sau khi một thiên thạch lao xuống miền trung nước Nga hôm 15/2. Sự kiện này khiến nhiều nhà khoa học và chính trị gia kêu gọi các chính phủ tăng cường khả năng theo dõi thiên thạch.


Hình minh họa vệ tinh NEOSSat của Canada trên quỹ đạo trái đất. (Ảnh: CSA)

"CSA phóng NEOSSat để tăng khả năng giám sát những thiên thạch gần trái đất. Một trong những ưu điểm của NEOSSat là nó có thể theo dõi thiên thạch cả ngày lẫn đêm", Denis Laurin, một nhà khoa học của CSA, phát biểu.

William Harvay, người quản lý dự án NEOSSat, nói rằng phần lớn thiết bị theo dõi hiện nay chỉ có thể phát hiện thiên thạch vào ban đêm, song một vệ tinh trong không gian như NEOSSat sẽ có khả năng phát hiện thiên thạch vào mọi thời điểm trong ngày. Ngoài ra, nó còn có thể giám sát những vùng không gian gần mặt trời, điều mà những kính thiên văn trên mặt đất không thể thực hiện.

Vệ tinh NEOSSat sẽ phân tích các thiên thạch để cung cấp cho các nhà khoa học những thông tin chi tiết. Nhờ nó họ sẽ biết cấu tạo và đường bay của một thiên thạch bất kỳ. Tuy nhiên, nó không thể phát hiện những thiên thạch có kích thước nhỏ như thiên thạch rơi xuống miền trung nước Nga vào ngày 15/2 hay 2012 DA14, viên "đá trời" bay gần trái đất vào ngày 16/2.

Hai kính thiên văn do Viện Nghiên cứu Không gian thuộc Đại học Toronto tại Canada chế tạo cũng sẽ bay lên vũ trụ cùng với NEOSSat từ Trung tâm Vũ trụ Satish Dhawan của Ấn Độ hôm nay. Với đường kính chưa tới 20cm và khối lượng chưa tới 7kg, chúng sẽ là cặp kính thiên văn nhỏ nhất bay trong không gian. Nhiệm vụ của chúng là theo dõi những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời.

Theo VNE
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video