Hàng ngàn thiên hà lân cận đang bị hủy diệt. Phải chăng "Star War" là có thật?

Cứ như "Chiến tranh giữa các vì sao" vậy, khi hàng loạt thiên hà đang chết dần chết mòn.

Trong series phim giả tưởng bom tấn Star War (Chiến tranh giữa các vì sao), có một thế lực bóng tối luôn muốn thống trị tất cả, tàn phá các nền văn minh khác, nói chung là muốn hủy diệt toàn bộ vũ trụ.

Nhưng yên tâm đi, Star War không có thật đâu (hoặc chưa xuất hiện). Tuy nhiên mới đây, các nhà khoa học cho rằng có một thứ gì đó đang huỷ diệt rất nhiều thiên hà lân cận với Dải Ngân Hà của chúng ta.

Cụ thể hơn, trong các thiên hà đều có chứa những đám mây hydro, và chúng được coi là "huyết mạch" của thiên hà. Nhờ những đám mây này, các vì sao mới có thể được hình thành và giữ nguyên vẹn. Có điều, theo Toby Brown - tiến sĩ từ ĐH Swinburne (Anh), có ít nhất 11.000 thiên hà đang bị "bòn rút" hydrogen.

Rút khí hydro cũng đồng nghĩa với việc rút... ống thở của ngân hà

Nguyên nhân được cho là vì các thiên hà đang có du hướng dịch chuyển vào trung tâm của "cụm thiên hà" - galaxy cluster. Trong quá trình này, nó sẽ tiếp xúc với đám mây khí nóng ở trung tâm cụm, và đám mây này đóng vai trò như một cơn gió vậy. Hãy thử tưởng tượng, thiên hà di chuyển với tốc độ hàng ngàn km/s, và tốc độ đó đủ để thổi bay khí gas bên trong nó. Quá trình này được biết đến với tên gọi vật lý là "áp lực tước bỏ" (ram-pressure stripping).

"Chúng tôi nhận thấy áp lức tước bỏ có khả năng khiến cho một thiên hà ngừng hoạt động, bằng cách loại bỏ khí bên trong nó và ngăn cản sự hình thành của các ngôi sao." - Brown cho biết. "Nếu bạn loại bỏ khí của một ngân hà, tức là bạn đang giết chết nó".

Nhưng bằng cách nào thiên hà có thể di chuyển? Trên thực tế, vũ trụ không chỉ là một màn đêm như bạn tưởng đâu, mà bao gồm các vật chất tối (dark matter), có khối lượng gấp 5 lần những gì chúng ta quan sát được trong các thiên hà. Vật chất tối có thể nở rộng khắp cụm thiên hà, và lực hấp dẫn từ chúng chính là nguyên nhân khiến thiên hà di chuyển.

"Khi một thiên hà đi qua đám vật chất tối với khối lượng trội hơn, luồng khí nóng giữa chúng thậm chí còn tạo ra áp lực tước bỏ với tốc độ còn nhanh hơn".

Trong quá khứ, những luồng gió tai ương này được cho là chỉ "nguy hiểm" nếu trong cụm thiên hà có các vật chất tối với khối lượng cực lớn. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ ra rằng khối lượng nhỏ hơn cũng có tác động rất khủng khiếp.

"Quá trình rút khí vẫn xảy ra tương tự trong các nhóm thiên hà nhỏ hơn - tức là ít vật chất tối hơn. Trong khi đó, gần như tất cả thiên hà trong vũ trụ đều "sống theo bầy" từ 2 đến hàng trăm thiên hà". - Brown chia sẻ.

Nghiên cứu được công bố trên báo cáo hàng tháng từ Hiệp hội thiên văn học Hoàng gia.

Cập nhật: 11/02/2017 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video