Hành tinh có sự sống đã xuất hiện cạnh Trái đất, nhưng gặp thảm họa

Các nhà khoa học đã tìm ra lời giải thích khả dĩ về cách đại tuyệt chủng xảy ra trên một hành tinh mà NASA, ESA và nhiều cơ quan vũ trụ khác tin rằng phải có sự sống.

Trong khi chúng ta đang phải đối mặt với các thảm họa khí hậu do nóng lên toàn cầu; ở một hành tinh khác, toàn bộ sinh vật có thể đã diệt vong khi toàn cầu trở nên quá lạnh để sống, cũng do biến đổi khí hậu.

Đó là một hành tinh cũng nằm trong Hệ Mặt trời, cũng gọn gàng trong "vùng sự sống" Goldilock, cũng là hành tinh đá như Trái đất: Sao Hỏa.


Sao Hỏa - (Ảnh: SPACE)

Nghiên cứu vừa công bố trên Nature Astronomy không những khẳng định giả thuyết về sự sống tồn tại trên sao Hỏa mà các cơ quan vũ trụ và nhiều nhà nghiên cứu trên khắp thế giới tin tưởng, mà còn lý giải cách sự sống này đã trở nên vô hình trước chúng ta.

Như một số nghiên cứu trước đưa ra, chỉ sau Trái đất một chút, sao Hỏa bắt đầu có sự sống gần 4 tỉ năm trước. Sinh vật sơ khai của chúng cũng là các vi sinh vật như hành tinh chúng ta, nhưng là nhóm sinh vật chuyên ăn hydro (một loại khí nhà kính mạnh) và thải methane (cũng là khí nhà kính nhưng kém mạnh hơn hydro.

Mô hình hóa cách sự sống ra đời và phát triển trên sao Hỏa từ dữ liệu của robot thám hiểm sao Hỏa Curiosity, "chiến binh" đã giúp NASA tìm ra dấu vết methane lẫn các khối xây dựng sự sống đầu tiên, các nhà khoa học đã tái hiện dòng lịch sử sao Hỏa cổ đại.

Họ phát hiện rằng sự sống có thể không tự duy trì nổi trong mọi môi trường thuận lợi đã giúp nó xuất hiện, mà nó có thể dễ dàng tự xóa sổ bằng cách phá hủy nền tảng mà nó tồn tại.

"Các thành phần của sự sống có ở khắp mọi nơi trong vũ trụ. Vì vậy có thể sự sống xuất hiện rất thường xuyên, nhưng việc nó không có khả năng duy trì các điều kiện sinh sống trên bề mặt hành tinh khiến nó tuyệt chủng nhanh chóng. Thí nghiệm của chúng tôi cho thấy ngay cả một sinh quyển cũng có thể gây hiệu ứng tự hủy hoại hoàn toàn" - nhà sinh vật học thiên văn Boris Sauterey từ Viện Sinh học l'Ecole Normale Supérieure ở Paris - Pháp, khẳng định với tờ Space.

Tóm tắt nghiên cứu, tờ Science Alert cho biết công trình đã giải thích rằng do sao Hỏa nằm xa Mặt Trời hơn Trái đất nên để sự sống tồn tại, nó rất cần một lớp khí nhà kính đủ dày và mạnh để giữ ấm, trong trường hợp này là hydro.

Thế nhưng khi sự sống đã phát triển thành một sinh quyển thực sự, liên tục ngốn ngấu hydro và thay vào methane, lớp giữ nhiệt hành tinh đã không đủ mạnh nữa, khiến nhiệt độ giảm từ mức 10-20 độ C xuống còn âm 57 độ C.

Đó là một thảm họa khí hậu có quy mô toàn cầu, khiến bề mặt hành tinh chắc chắn trở thành thế giới chết.

Các vi sinh vật đã tìm cách chui xuống lòng đất, có thể sâu đến 1 km, để tìm kiếm môi trường ấm áp hơn. Có thể cầm cự được một thời gian. Cũng có khả năng nhỏ là chúng còn tồn tại, mà tia hy vọng chính là dấu vết hiện tại của methane mà Curiosity đã tìm được. methane rất có thể là sản phẩm đang được thải ra từ sự sống.

Cập nhật: 15/10/2022 NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video