Napoleoon Bonaparte là một nhà quân sự, nhà chính trị, hoàng đế nước Pháp đầu thế kỷ 19. Cuộc đời và sự nghiệp của ông tiêu tốn không ít giấy mực của hậu thế, trong đó có hành trình bộ phận “của quý” của ông, trang tin Thevintagenews (TVC) của Mỹ cập nhật.
The Listverse, sau khi thất bại trong trận chiến Waterloo, Napoleon Bonaparte rơi vào tình thế tồi tệ. Thứ nhất, ông bị mất ngôi vị tại Pháp. Thứ hai, bị người Anh bắt và lưu đầy ở đảo St. Helena, nơi ông qua đời năm 1821 và thứ ba, ông đã bị mất dương vật.
Napoleon Bonaparte.
Bác sĩ F. Autommarchi, người thực hiện cuộc khám nghiệm tử thi đã lấy dương vật của Napoleon trong sự chứng kiến của 17 người. Như phần cắt này chỉ dài 3,8cm.
Năm 1927, cổ vật này được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Pháp ở New York. Năm 1977, nó đã thuộc về sự sở hữu của gia đình John J. Lattime sau một cuộc bán đấu giá.
Theo tạp chí Time Magazine, năm 1977, John J. Lattime đã trả 3.000 USD để mua dương vật dài 1,5 inch (3,8cm), giá cho mỗi inch khoảng 1.000 đô la sau hơn nửa thế kỷ “lưu lạc” khắp thế giới phương Tây. Tony Perrottet, tác giả của cuốn Napoleon's Privates cho biết cổ vật này có một lịch sử khá huyền thoại. “Nó nằm trong một chiếc hộp da nhỏ, đã được sấy khô trong không khí, không dùng formaldehyde, hóa chất, nên trông giống miếng thịt bò khô”, Perrottet mô tả.
Napoleon Bonaparte những ngày cuối đời trên giường bệnh.
Theo Perrottet, bác sĩ riêng của Napoleon, Autommarchi đã lấy dương vật trong cuộc khám nghiệm tử thi sau khi Napoléon qua đời trên đảo St. Helena năm 1821 sau một thời gian dài Napoleoon bị lưu đày vì bệnh ung thư dạ dày. Sau khi dương vật được đưa cho một vị linh mục, vị linh mục này có ý định đưa nó tới Corsica nhưng chưa kịp thực hiện thì đã bị sát hại. Tiếp theo, dương vật rơi vào tay của một nhà sưu tập người Anh vào năm 1916.
Perrottet tiết lộ thêm, Chính phủ Pháp đã từ chối mua lại cổ vật trước khi nó được được đưa ra trưng bày trước công chúng 50 năm sau. Năm 1927, nó còn được trưng bày tại New York bởi một người bán sách quý hiếm, người này đã mua dương vật vào năm 1924.
Cuối cùng, vào năm 1977, Lattimer, một giáo sư tiết niệu đã quyết định chấm dứt sự nổi tiếng của cổ vật bằng cách mua nó với giá 3.000 USD. Lattimer không muốn thu hút thêm sự chú ý của dư luận nữa nên đã cất kín nó dưới gầm giường của mình và từ chối không cho bất kỳ ai muốn xem. Kể từ đó, rộ tin đồn có người đã trả giá tới 100.000 USD. Nếu lời đề nghị là có thật, thì giáo sư Lattimer sẽ có tổng lợi tức đầu tư lên tới 3.200%. Giả sử Lattimer quyết định chia tay với dương vật, thì nó sẽ là khoản đầu tư sinh lời cao hơn cổ phiếu của Facebook, Google, Microsoft hay thậm chí cả Apple nữa.
Dương vật của Napoleon Bonaparte.
Khi Lattimer qua đời vào năm 2007, dương vật nổi tiếng của Napoleon đã được bà Evan, con gái giáo sư kế thừa. Không có tin tức mới về thay đổi chủ sở hữu kể từ đó. Vào ngày 10 tháng 5 năm 2011, Tạp chí Time có đăng bài viết, tựa đề Napoleon’s Penis as one of the “10 most famous stolen body parts” (Dương vật Napoleons là 1 trong 10 bộ phận cơ thể bị đánh cắp nổi tiếng nhất thế giới xưa và nay).