Hạt bụi sẽ trở thành "sát thủ" dưới ánh sáng Mặt trời

Nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ Canada cho chúng ta thấy rằng bụi đô thị không chỉ gây ô nhiễm ở mức độ cơ giới mà cả ở mức độ hóa học.

Với ánh sáng mặt trời, các hạt bụi sẽ trở thành "sát thủ"

Nếu là một cư dân của thành phố, bạn sẽ phải thường xuyên đối mặt với bụi bẩn, từ các con đường, vỉa hè cho đến cửa sổ hay đồ đạc trong nhà. Tuy nhiên, đừng nghĩ rằng chỉ cần lau chúng đi là căn nhà sẽ trở nên sạch sẽ, mọi chuyện phức tạp hơn bạn tưởng tượng. Bụi bẩn đô thị có thể bị kích hoạt bởi ánh sáng mặt trời và giải phóng các hợp chất có hại vào không khí.


Bụi đô thị không chỉ gây ô nhiễm ở mức độ cơ giới

James Donaldson, một nhà hóa lý của trường Đại học Toronto, ông đã dành một thời gian dài để nghiên cứu ánh sáng mặt trời ảnh hưởng như thế nào đến bụi bẩn đô thị. Các thí nghiệm được Donaldson thực hiện cả trong điều kiện phòng thí nghiệm và bên ngoài không gian thực đã cho thấy những kết quả rất bất ngờ.

Bụi bẩn trong đô thị xuất hiện ở bất kể một thành phố nào trên thế giới. Chúng là sự pha trộn của hàng ngàn hợp chất hóa học đến từ các công trình xây dựng, khí thải xe hơi và nhà máy. Những hợp chất này bao bồm các oxyt của Nitơ có hoạt tính cao. Nhiều trong số chúng có thể phản ứng để tạo ra ozone, một tác nhân gây hại cho hệ hô hấp.

Trước đây, các nhà khoa học nghĩ rằng các oxyt của Nitơ sẽ bị dính chặt trên các bề mặt của bụi, và khiến chúng không thể phát tán vào không khí. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu của Donaldson đã đề nghị một kết quả khác.
Nhóm nghiên cứu của Donaldson thực hiện các thí nghiệm, họ phơi bụi dưới một nguồn ánh sáng mặt trời nhân tạo. Sau đó, khi thực hiện các phép đo, họ nhận thấy rằng các hợp chất của Nitơ bị phát tán ra từ bụi nhanh hơn khoảng 10.000 lần so với điều kiện pha chế trong dung dịch. Điều này cho Donaldson kết luận rằng có một cơ chế nào đó đã khiến các hợp chất của Nitơ phát tán ra khỏi bụi một cách nhanh chóng.

Để kiểm chứng trong điều kiện thực tế, Donaldson hợp tác với các nhà khoa học đến từ Đức và thiết lập một thí nghiệm kéo dài 6 tuần tại Leipzig. Họ thu thập bụi từ các cửa kính trong thành phố và đặt chúng vào hai môi trường khác nhau, một dưới ánh sáng mặt trời và một trong bóng râm.

Khi phân tích kết quả, nhóm nghiên cứu nhận ra rằng các hạt bụi dưới ánh sáng mặt trời chứa một lượng hợp chất của Nitơ ít hơn 10% so với các hạt bụi trong bóng râm. Điều này có nghĩa là oxyt Nitơ đã trở lại không khí và sẽ có nguy cơ cao tạo thành các hợp chất gây hại.


Bụi sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều với ánh sáng mặt trời

Nếu kết quả trên là chính xác, chúng ta đã để mất một lượng lớn dữ liệu trong việc phân tích và nghiên cứu vấn đề ô nhiễm không khí trong đô thị”, Donaldson nói. Trước đây, chúng ta cứ nghĩ rằng những hạt bụi bám trên nóc và kính xe, trên cửa sổ, trên thành cầu thang là vô hại với không khí. Chỉ cần lau chúng đi là mọi thứ trở lại trong lành. Tuy nhiên, điều này bắt đầu phức tạp hơn với ánh sáng mặt trời.

Hiện nay, nhóm nghiên cứu đang phân tích dữ liệu từ một thí nghiệm tương tự tại Toronto và tiến hành thêm thí nghiệm tại Thượng Hải. Các kết quả mới sẽ làm sáng tỏ hơn cho kết luận này. Các mẫu bụi cũng được thu thập thêm từ bề mặt bê tông, đường nhựa khắp nơi trong thành phố.

Nói tóm lại, nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ Canada cho chúng ta thấy rằng bụi đô thị không chỉ gây ô nhiễm ở mức độ cơ giới mà cả ở mức độ hóa học. Thêm vào đó, một điều khá chắc chắn rằng: sống trong thành phố không phải là điều kiện tốt cho sức khỏe của bạn, đây chỉ là một nghiên cứu trong vô số các công trình khác cảnh báo điều này.

Theo genK.vn
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video