Hiện tượng thiên văn hiếm hoi: Tiểu hành tinh lấn át ngôi sao

Dân thành phố New York (Mỹ) là những người may mắn nhất hành tinh khi được tận mắt chứng kiến hiện tượng thiên văn hiếm hoi: một tiểu hành tinh lấn át ngôi sao thuộc dạng sáng nhất trên bầu trời đêm.


Tiểu hành tinh 163 Erigone át đi ánh sáng của Regulus ở chòm sao Sư Tử - (Ảnh: NASA)

Tiểu hành tinh 163 Erigone, có kích thước cỡ đảo Rhode của Mỹ (bề ngang 73km), xuất phát từ vành đai tiểu hành tinh nằm giữa quỹ đạo sao Hỏa và sao Mộc, sẽ làm lu mờ ánh sáng của ngôi sao sáng nhất là Regulus thuộc chòm sao Sư Tử.

Quá trình “trộm ánh sáng” trên duy trì khoảng 14 giây, diễn ra vào 2 giờ 6 phút ngày 20/3 (tức 13 giờ 6 phút ngày 20/3, giờ Việt Nam).

Theo Space.com, có khoảng 20 triệu người (đông bắc Mỹ và miền đông Canada) lọt vào nhóm những người may mắn có thể chứng kiến trực tiếp hiện tượng này bằng mắt thường.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video