Hình ảnh 3-D đầu tiên trong động mạch của con người

Một nhóm các nhà nghiên cứu cho biết rằng bức tường thành trong động mạch vành trong cơ thể con người lần đầu tiên được thể hiện dưới hình ảnh 3-D.

Những hình ảnh này cho phép những nhà phẫu thuật tim mạch có thể nhìn thấy bên trong động mạch của bệnh nhân rõ ràng hơn và kiểm tra những khu vực bị viêm nhiễm nằm bên trong các mảng bị xơ, nguyên nhân gây ra bệnh đau tim.

Nhà nghiên cứu, bác sĩ Gary Tearney, đồng thời là trợ lý giáo sư khoa nghiên cứu bệnh lý học thuộc Đại học dược Harvard nói: “Điều đó chứng minh con người có nhiều khả năng kỹ thuật để giúp các nhà chuyên khoa tim mạch có thể nhìn sâu vào bên trong động mạch vành. Sự dồi dào thông tin giúp chúng ta có thể đạt được cải thiện rõ ràng trong khả năng của chúng ta để hiểu về các chứng bệnh trong động mạch vành và cho phép các bác sĩ chuyên khoa tim mạch lọai bỏ các di chứng trước khi nó lan ra thành nghiêm trọng hơn."

Hình ảnh 3-D của động mạch vành. (Ảnh: Bệnh viện đa khoa Massachusetts)


Nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm dược học Wellman của Bệnh viện đa khoa Massachusetts (MGH) đã phát triển một thiết bị hình ảnh có tần số thị giác để nhận dạng các động mạch bên trong con người dưới dạng 3-D. Thiết bị này gọi tắt là OFDI có thể nhìn thấy cùng một lúc hơn 1.000 điểm của các mô động mạch (các thiết bị trước đây chỉ có thể tính toán một điểm trong tế bào). Theo tự nhiên chúng sẽ thăm dò xuyên suốt các động mạch vành, chiều dài bước sóng sẽ lan ra và phản chiếu lại, nhanh chóng cho phép thu nhận các dữ liệu yêu cầu để tạo ra các chi tiết hình ảnh siêu tinh vi.

Thiết bị này không những cung cấp hình ảnh 3-D trong một giây, tốc độ cực nhanh của thiết bị cũng giảm các dấu hiệu giao toa trong máu, nguyên nhân gây ra sự nhiễm trùng của các thiết bị kỹ thuật trước đây.

Nghiên cứu gần đây, được dẫn đầu bởi Giáo sư Tearney, đã thu thập thông tin, chi tiết hình ảnh về động mạch từ các bệnh nhân – chất lỏng lipid hay lớp chất calcium và các tế bào miễn nhiễm có thể chỉ ra chỗ bị viêm. Và điều đó cho phép bạn đi sâu vào và nhìn thấy tận bên trong cơ thể con người với đầy đủ chi tiết hơn. Những hình ảnh ngang dọc của từng mảng mạch máu được tái hiện thật hơn liên quan tới các mảng xơ vữa gây ra hiện tượng thoái hoá và nguyên nhân của các cơn đau tim.

Tearney và các cộng sự của ông đã lưu ý rằng công trình này thành công được là nhờ vào sự hỗ trợ phần lớn của các nhóm bệnh nhân, đồng thời yêu cầu cần phải tiến hành nhanh chóng nhất để sớm đưa thiết bị vào họat động trong cuộc sống thực nhằm giảm bớt thời gian và những khó khăn cho các bác sĩ chuyên khoa tim mạch. Kết hợp thiết bị OFDI với các sóng siêu âm tim mạch có thể giúp hỗ trợ rất nhiều cho sự hạn chế của kỹ thuật, mà lâu nay chúng ta bất lực trong việc thâm nhập vào các mô tế bào.

Bước còn lại kế tiếp là phải chắc chắn kỹ thuật này được sử dụng rộng rãi, có khả năng trở thành một thiết bị mang tính thương mại.

Diệc Quyền (Theo LiveScience)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video