Hình ảnh các sinh vật biển "ma quái" dưới lòng đại dương

Với lớp phông nền đen phía sau, những sinh vật biển này hiện lên một cách sống động và vô cùng sắc nét.

Đại dương bao phủ gần 3/4 bề mặt Trái đất và là nơi cư trú của rất nhiều sinh vật kì lạ chưa được khám phá. Vì vậy, thám hiểm đại dương luôn gây được sự tò mò và truyền cảm hứng đối với giới nghiên cứu.

Suốt gần 40 năm qua, nhiếp ảnh gia người Anh - David Shale đã liên tục tìm kiếm, ghi lại hình ảnh của những sinh vật lạ chỉ sinh sống ở khu vực đáy biển có độ sâu và áp suất rất lớn. Shale sử dụng thiết bị khảo sát chuyên dụng ROV để đưa những loài sinh vật đó lên thuyền và ghi lại hình ảnh độc đáo về chúng.


Shale đặt các “chiến lợi phẩm” của mình vào trong một bình chứa nước lạnh có trục quay tròn.


Loài sứa biển rực rỡ với phần xúc tu dày đặc và xoắn này sống ở độ sâu 2.700m so với mực nước biển, ở phía Bắc Đại Tây Dương.


Loài giun biển phát sáng Acorn Worm này sống ở độ sâu 2.700m. Thức ăn chủ yếu của chúng là lớp trầm tích ở đáy biển.


Ảnh loài cá dơi với lớp da trong suốt và thân hình phồng như quả bóng sống ở độ sâu 2.700m ở vịnh Mexico.


Sao biển Basket Star (còn gọi là sao rổ) được tìm thấy ở một rạn san hô dưới độ sâu 500m. Nó sở hữu số lượng xúc tu khổng lồ, đan xen vào nhau như những rễ cây dày đặc.

Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video