Hình ảnh cận cảnh núi băng trôi khổng lồ bị tách khỏi Nam Cực

Núi băng trôi này có diện tích hơn 5000km2, nặng hơn 1000 tấn, và là một trong những núi băng trôi lớn nhất từng bị tách ra khỏi Nam Cực.

Các nhà khoa học của NASA đã chụp được những hình ảnh cận cảnh của một núi băng trôi khổng lồ, tách ra từ Nam Cực vào hồi tháng 7 vừa qua.

Đây là một trong những núi băng trôi lớn nhất từng bị tách ra khỏi Nam Cực, với diện tích gần bằng bang Delaware, Mỹ (Khoảng hơn 5000 km2), với lượng băng nhiều gấp 4 lần thể tích băng tan chảy khỏi Greenland mỗi năm.

Đây là một trong những núi băng trôi lớn nhất từng bị tách ra khỏi Nam Cực.

"Tôi hết sức bất ngờ, bởi khi bay qua núi băng trôi này tôi vẫn nghĩ nó đang gắn liền với Nam Cực bởi diện tích khổng lồ của nó" - ông Nathan Kurtz, một nhà khoa học của chiến dịch Icebridge tại NASA chia sẻ.

Những hình ảnh vệ tinh hồi tháng 7 cho thấy núi băng khổng lồ này (tạm gọi là A-68) đang dần tách rời khỏi Nam Cực từ vị trí của thềm băng Larsen C. Các thềm băng này trước đây là sông băng, bao bọc lấy Nam Cực, nhưng do tình trạng nóng lên rất nhanh của Trái Đất đã khiến chúng bị bào mòn, khiên cho phần băng mà chúng bao bọc bị tách ra khỏi Nam Cực, tan chảy và khiến nước biển dâng cao.

Các nhà khoa học của chiến dịch Icebridge sẽ thu thập dữ liệu từ giờ đến hết tháng, để theo dõi những thay đổi về bề mặt băng của Nam Cực, từ đó hiểu rõ hơn về tương tác giữa dải băng và đại dương, cũng như những tác động mà chúng gặp phải từ biến đổi khí hậu. Chẳng hạn như họ sẽ dự đoán xem thể tích băng tan chảy từ thềm băng Larsen C là bao nhiêu, thông qua việc sử dụng sóng radar để đo độ dày, cùng camera hồng ngoại đo nhiệt độ.


Nếu như một thềm băng bị suy yếu và sụp đổ, hậu quả sẽ là mực nước biển dâng cao rất nhanh.

Tất nhiên, việc núi băng trôi tách ra khỏi Nam Cực không gây ảnh hưởng tới mực nước biển toàn cầu chỉ trong một sớm một chiều, tuy nhiên điều đáng quan ngại là hậu quả chúng để lại với thềm băng Larsen C - khi mà điều này đồng nghĩa với việc dải băng này sẽ bị suy yếu thêm.

"Nếu như một thềm băng bị suy yếu và sụp đổ, hậu quả sẽ là mực nước biển dâng cao rất nhanh. Bởi lẽ nhiệm vụ của chúng là giữ không cho băng ở Nam Cực đổ xuống đại dương" - ông Kurtz chia sẻ.

Một trong những vấn đề hết sức gây tranh cãi, đó là việc một núi băng bị tách ra có phải là hậu quả của biến đổi khí hậu hay không. Các nhà khoa học vẫn chưa có đủ số liệu để có thể chứng minh cho toàn thế giới thấy những gì đang diễn ra tại khu vực thềm băng Larsen C, không chỉ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ không khí mà còn bởi nhiệt độ nước biển.


Thềm băng Larsen C là dải băng tiếp theo đang bị bào mòn theo phương Nam.

Thềm băng Larsen C là dải băng tiếp theo đang bị bào mòn theo phương Nam, sau khi thềm băng Larsen A và Larsen B bị sụp đổ hoàn toàn. Đây có vẻ là một tín hiệu đáng ngờ, và Eric Rignot đến từ NASA cho biết ông tin rằng đây là vấn đề về biến đổi khí hậu.

"Tôi thấy đây không phải là một chu kỳ bình thường của tự nhiên" - ông cho biết trong email. "Thềm băng Larsen C sẽ không sụp đổ chỉ trong một sớm một chiều, nhưng việc núi băng trôi có kích cỡ rất lớn tách ra như thế này đã phải hơn một thế kỷ rồi mới xảy ra thêm một lần nữa, kể từ phát hiện của Carl Anton Larsen vào năm 1893".

Cập nhật: 17/11/2017 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video