Khi quan sát bầu trời, chúng ta quan sát bằng ánh sáng ở bước sóng thông thường mà mắt người có thể thấy được. Tuy nhiên, ở những bước sóng như vô tuyến hay hồng ngoại, mắt người sẽ không thấy được và hình ảnh khi quan sát qua các bước sóng này sẽ rất thú vị.
Thiên văn học hiện đại cho phép chúng ta có những hình ảnh chi tiết về bầu trời hơn bao giờ hết. Kính viễn vọng ROSAT, Fermi và Planck đã cho chúng ta thấy được hình ảnh vũ trụ qua những bước sóng ánh sáng khác nhau.
Các kính viễn vọng cùng thực hiện khảo sát bầu trời qua những tần số khác nhau của bước sóng vô tuyến, cho chúng ta thấy được 300.000 thiên hà trên bầu trời sẽ khác nhau như thế nào khi quan sát qua bước sóng vô tuyến.
Mắt người chỉ có thể quan sát bầu trời qua ánh sáng khả kiến và với ba màu cơ bản là đỏ, xanh lá và xanh dương. Các ống kính của kính viễn vọng sẽ quan sát được ở bước sóng cao hơn so với bước sóng khả kiến và quan sát được đến 20 màu sắc cơ bản.
Dưới đây là hình ảnh Ngân Hà và vùng bầu trời xung quanh được chụp qua bước sóng vô tuyến bởi kính viễn vọng Murchison trường nhìn rộng (MWA) tại một vùng ngoại ô hẻo lánh ở Úc. Đây là những hình ảnh chi tiết và toàn diện nhất.
Đây là ánh sáng khả kiến mà mắt người sẽ quan sát được. (Ảnh: Gleamoscope/Nick Risinger/skysurvey.org).
Hình ảnh khi quan sát qua bước sóng tia X tần số thấp. (Ảnh: Gleamoscope/ROSAT Telescope).
Hình ảnh khi quan sát qua bước sóng tia gamma tần số thấp. (Ảnh: Gleamoscope/Fermi Telescope).
Hình ảnh khi quan sát qua bước sóng hồng ngoại tần số cao. (Ảnh: Gleamoscope/IRAS/NASA).
Hình ảnh khi quan sát qua bước sóng microwave tần số cao. (Ảnh: Gleamoscope/ESA/Planck Telescope).
Hình ảnh khi quan sát qua bước sóng vô tuyến (radio). (Ảnh: Gleamoscope/GLEAM).