Hố đen vũ trụ và những hình ảnh khoa học ấn tượng nhất năm 2019

Năm 2019 chứng kiến những đột phá lớn trên lĩnh vực khoa học như chụp được bức ảnh đầu tiên của hố đen vũ trụ, vận hành máy tính lượng tử, giải được bài toán tồn tại suốt 65 năm.


Hình ảnh của hố đen:
Đây là câu chuyện cổ tích trong lĩnh vực khoa học. Lần đầu tiên một nhóm nghiên cứu quốc tế đã chụp được hình ảnh của hố đen vũ trụ. Event Horizon Team, nhóm nhà khoa học từ nhiều nơi trên thế giới, đã công bố bức ảnh hố đen ở trung tâm thiên hà M87, phá vỡ sự hiểu biết của chúng ta về vũ trụ.


Phát hiện vượn người Homo luzonensis
: Các nhà nghiên cứu hang động ở Philippines đã tình cờ phát hiện ra những mảnh xương kỳ lạ từ một loài vượn người mới. Homo luzonensis có họ hàng với con người chúng ta, sống cách đây gần 50.000 năm. Phát hiện này đã làm rung chuyển lĩnh vực nhân chủng học và tiết lộ lịch sử tiến hóa của con người tại châu Á.


Kế hoạch trở lại Mặt Trăng của NASA:
Vào tháng 5, NASA công bố một sứ mệnh Mặt Trăng có tên Artemis, dự kiến đưa người phụ nữ đầu tiên và người đàn ông tiếp theo lên bề mặt “Chị Hằng” vào năm 2024. Mục đích cuối cùng của kế hoạch là xây dựng một cơ sở vũ trụ cho phép con người lưu trú lại tại đây.


Thành công trong việc ngăn chặn virus Ebola:
Sau đợt bùng phát dịch bệnh tại Congo, các nhà khoa học đã tìm ra hai phương pháp điều trị Ebola. Đó là vaccine và một hỗn hợp kháng thể mang tên Zmapp. Kế quả này đã làm tăng đáng kể tỷ lệ bệnh nhân sống sót.


Tiến gần đến việc chữa khỏi HIV/AIDS:
Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học tìm cách loại bỏ virus HIV, căn bệnh đã cướp đi hàng triệu sinh mạng. Năm nay, bệnh nhân thứ hai đã được chữa khỏi hoàn toàn. 12 năm trước, một bệnh nhân khác cũng thoát khỏi HIV. Đây là dấu hiệu cho thấy loài người đã tiến dần đến khả năng loại trừ căn bệnh thế kỷ.


Làm sáng tỏ một trong những phương trình khó nhất của toán học:
Năm nay, các nhà toán học đã phát hiện ra một số cách giải pháp phương trình diophantine, bài toán không có lời giải trong suốt 65 năm. Các nhà nghiên cứu từ MIT và Đại học Bristol đã tìm ra đáp án với sự hỗ trợ của một siêu máy tính.



Phi hành đoàn toàn nữ đầu tiên trong lịch sử:
Vào ngày 18/10, Christina Koch và Jessica Meir đã lái phi thuyền không gian đầu tiên có phi hành đoàn hoàn toàn là phụ nữ để thực hiện nhiệm vụ sửa chữa pin bị lỗi trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Đó là một khoảnh khắc đột phá và sẽ truyền cảm hứng cho các thế hệ nữ phi hành gia. Trong tương lai, phái yếu sẽ tiếp tục hướng tới chinh phục Mặt Trăng và Hỏa tinh.


Google phát triển thành công siêu máy tính lượng tử:
Theo bài báo khoa học công bố vào ngày 23/10 trên tạp chí Nature, Google khẳng định đã đạt được Ưu thế lượng tử (Quantum Supremacy), đánh bại các đối thủ như IBM, Intel và các dự án khác. Trong vòng chưa đầy ba phút, Sycamore có thể giải quyết một bài toán mà siêu máy tính phải mất 10.000 năm.


Xác định nguyên nhân thuốc lá điện tử gây chết người:
Các nhà nhà nghiên cứu tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ đã xác định nguyên nhân gây ra bệnh phổi nguy hiểm, gây ra cái chết của 40 người và làm hơn 2.000 người khác bị tổn thương. Một dạng vitamin E được tìm thấy trong một số loại thuốc lá điện tử chính là thủ phạm. Sau kết quả này, cơ quan quản lý tại Mỹ và các nước khác bắt đầu siết chặt kiểm soát đối với ngành công nghiệp thuốc lá điện tử non trẻ.

Cập nhật: 07/12/2019 Theo Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video