Hố sâu nhất Trái đất: đào 24 năm liền được 12km, còn hơn 6300km nữa mới tới tâm Trái đất

Tại độ sâu ấy, hòn đá vốn cứng cáp lại có đặc tính ... giống nhựa.

Ở miền tây nước Nga, có một cái miếng kim loại gỉ sét nằm trên mặt đất. Ít người biết rằng đây là nắp của cái hố nhân tạo sâu nhất thế giới. Người Nga đã hàn chặt cái nắp này xuống nền đất, khóa kín một cái ống sâu 12km xuống lòng đất với thế giới.


Lỗ khoan Siêu sâu Kola – Kola Superdeep Borehole.

Cụ thể thì, 12km sâu tới mức nào? Nó sâu hơn điểm sâu nhất dưới đại dương, và là cái hố sâu nhất con người từng đo được. Tên của nó là Lỗ khoan Siêu sâu Kola – Kola Superdeep Borehole, và nó được đào để phục vụ mục đích khoa học. Không có âm mưu thâm "sâu" nào bên dưới cái hố này đâu nhé!


Khu vực nghiên cứu giờ đã bỏ hoang.

Khi những nhà khoa học thuộc Liên bang Xô-viết đào cái hố này hồi năm 1970, họ dự định tìm hiểu về những thành phần cấu tạo nên vỏ Trái Đất. "Bởi có một sự thật là, ta biết về những gì nằm bên dưới chân ta ít hơn những gì ở phía bên kia Hệ Mặt Trời", Hanh Green, người dẫn chương trình SciShow trên YouTube nói về dự án đào hố Siêu sâu này của Nga.


Con tem của Nga in hình hố Kola.

Trong suốt 24 năm, các nhà khoa học đã cố gắng đào càng sâu càng tốt, nhưng đến năm 1994 (thời điểm dự án dừng lại), họ mới chỉ đào được 12.262 mét, tương đương với 0,2% khoảng cách đến tâm Trái Đất. Tuy nhiên, đây vẫn là kỉ lục hố sâu nhất con người từng đào được.

Để đào được, họ đã sáng chế ra một loại khoan đặc biệt chỉ xoay ở phần mũi khoan, có một đường ống dẫn chất bôi trơn, một thứ bùn áp suất cao để làm việc khoan được trơn tru hơn. Và khi khoan được cái hố đó, các nhà khoa học cũng đã phát minh ra những công cụ mới để có thể nghiên cứu, khai thác được thông tin từ cái hố sâu vừa đào được kia.


Mũi khoan được sử dụng.

Dưới độ sâu không tưởng, họ còn tìm được cả nước! Khác với loại nước ta có trên bề mặt Trái Đất, nước này tới từ oxi và hydro được ép ra từ các khoáng chất bên dưới, bởi sức ép khổng lồ trong lòng Trái Đất.Tại độ sâu 7km, họ tìm thấy được hóa thạch cực nhỏ của 24 sinh vật sống đơn bào đã tuyệt chủng từ lâu.


12km là rất sâu, nhưng ta vẫn còn chưa đi được qua phần vỏ Trái đất cơ.

Khi họ đạt được độ sâu 12km, họ đã chạm tới được đá có tuổi thọ 2,7 tỉ năm. Nhưng cũng tại độ sâu ấy, nhiệt độ lên tới 180 độ C, khiến việc khoan tiếp là bất khả thi. Dự án đã phải dừng lại. Các nhà nghiên cứu mô tả đá ở độ sâu này có tính chất giống với nhựa chứ không còn giống đá thường thấy trên bề mặt.

12km là rất sâu, nhưng ta vẫn còn chưa đi được qua phần vỏ Trái đất cơ! Phần manti (mantle) trên bắt đầu từ độ sâu 35km cơ. Nhưng 12km quả thực là rất tượng so với công nghệ của năm 1994. Chắc hẳn trong tương lai không xa, ta sẽ tiến được sâu hơn nữa!

Cập nhật: 27/03/2018 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video