Hố thiên thạch khổng lồ

Hố thiên thạch ở sa mạc Gilf Kebir
(Ảnh: archaeoafrica)

Một hố thiên thạch khổng lồ vừa được các chuyên gia Trường Đại học Boston (Mỹ) phát hiện ở khu vực sa mạc Gilf Kebir, Tây Ai Cập, nhờ những tấm không ảnh chụp từ vệ tinh.

Miệng hố rộng 31 km, lớn gấp 25 lần hố thiên thạch nổi tiếng ở bang Arizona, Mỹ. Xưa nay sở dĩ người ta không “thấy” vì nó quá lớn.

Tiến sĩ Farouk El-Baz, Giám đốc Trung tâm Phát hiện từ xa của Trường Đại học Boston, nhận xét: “Những cuộc tìm kiếm các miệng hố thiên thạch chỉ tập trung vào các miệng hố nhỏ, nhất là các hố có thể xác định trên mặt đất. Do đó lợi ích của cái nhìn từ không gian vũ trụ là chúng ta có thể thấy bao quát cả một khu vực”.

Kích thước to lớn của miệng hố nói trên gợi cho các nhà khoa học Mỹ một vụ va chạm cực mạnh của một khối thiên thạch lớn tương đương với thiên thạch Barringer có chiều dài 1,2 km rơi xuống bang Arizona. Vụ va chạm này tàn phá mọi sinh vật trên diện tích rộng vài trăm km vuông.

65 triệu năm trước, một thiên thạch lớn chạm mặt đất đã tạo ra miệng hố Chicxulub ở Mexico có đường kính khoảng 160-240 km. Người ta nghi chính vụ va chạm này đã làm tuyệt chủng loài khủng long. 


Mô hình thiên thạch va chạm vào mặt đất tạo ra hố Chicxulub
ở Mexico (Ảnh: sirrah.troja.mff.cuni)

Theo Người lao động
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video