'Hoá giải' cơn bão bằng vật liệu hút nước

Công ty Dyn-O-Mat có trụ sở tại bang Florida (Mỹ) tuyên bố đã sáng chế thành công vật liệu Dyn-O-Gel, một loại polymer có khả năng hút lượng nước nặng gấp 1.500 lần bản thân.

Loại chất này khi đưa vào tâm bão sẽ lấy đi hơi ẩm và làm giảm năng lượng của bão, từ đó làm giảm sức gió và khả năng gây lụt lội. Sau khi rơi xuống, Dyn-O-Gel sẽ ở dạng gel và vô hại khi gặp nước biển. Theo nhà sản xuất, chỉ cần 8 triệu USD để trị một cơn bão bằng liệu pháp này. Mức giá trên được coi là quá rẻ so với những thiệt hại có thể lên đến hàng tỷ USD mà mỗi cơn bão gây ra.

Peter Cordani, giám đốc công ty, hình dung những chiếc máy bay sẽ thả Dyn-O-Gel vào các cơn bão để lấy đi độ ẩm và năng lượng của chúng. "Nếu bạn có thể làm chậm một cơn bão khoảng 12-15 dặm mỗi giờ, bạn có thể giảm một cấp của nó", ông nói.

Chiếc máy bay Dyn-O-Storm của Cornadi đã ngăn chặn một cơn bão cách bờ biển Palm Beach 15 km hôm 19/7/2001. Nó thả rơi lượng Dyn-O-Gel trị giá 40.000 USD vào những đám mây đang cuộn lên. Loại bột này đã hút khô cơn bão.

Kevin Sullivan, giám sát viên đài kiểm soát không lưu sân bay Palm Beach, ủng hộ điều đó: "mọi người trong đài kiểm soát xác nhận đã nhìn thấy một thành mây gió dựng đứng lên, và vài phút sau, nó biến mất". Một trạm radar đo thời tiết cho hãng truyền hình Miami cũng phát hiện cơn bão đã bị mất độ ẩm.

Những nỗ lực của Cornadi làm gợi nhớ lại Dự án Stormfury của chính phủ Mỹ, tiến hành từ 1961 đến 1980, được đặt ra nhằm làm thay đổi thời tiết, mà đến khi kết thúc dự án, người ta vẫn không biết được liệu những chiếc máy bay rải các tinh thể iod bạc có tác dụng gì hay không.

Song Cordani cho biết: "Chúng tôi có trong tay những công nghệ mà 40 năm trước họ không có". Ngoài cách dùng iod bạc, nước Mỹ còn chiến đấu với bão tố bằng ximăng - có khả năng hấp thụ lượng nước xấp xỉ nó, và với cách này, hiệu quả chỉ bằng 1/1.500 lần so với Dyn-O-Gel.

Mặc dù vậy, sáng kiến của Cordani vẫn không được ủng hộ nhiều lắm. Một số nhà khoa học khẳng định con người đã đánh giá sai quy mô và sức mạnh của các cơn bão nhiệt đới, và theo họ, việc khống chế các cơn bão là vô ích.

T. An (theo Telegraph)

Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video