(Ảnh: dw-world) |
"Cho dù bạn có thể học khi bị sao nhãng, nó vẫn ảnh hưởng tới việc học khiến kết quả bị suy giảm", Russell A. Poldrack, giáo sư tâm lý tại Đại học California, Mỹ, nói.
Điều này có thể ảnh hưởng tới rất nhiều người trẻ. Nghiên cứu do Hiệp hội Gia đình Kaiser tại Mỹ thực hiện năm ngoái tìm thấy học sinh lớp 3 đến lớp 12 dành trung bình gần 6,5 tiếng mỗi ngày xem tivi, video, nghe nhạc, chơi video game và máy tính.
Poldrack giải thích bộ não học theo 2 cách khác nhau. Cách thứ nhất gọi là học tuyên nhận, liên quan tới thuỳ thái dương trung gian, theo đó bạn học một cách chủ động và kiến thức được vận dụng một cách linh hoạt. Cách thứ hai liên quan tới thể vân, được gọi là học theo thói quen.
Giáo sư thâm lý học Russell A. Poldrack (Ảnh: haan4kids) |
Cách ghi nhớ hiệu quả hơn rất nhiều. Nếu dùng cách học theo thói quen, bạn sẽ cần phải có cái điện thoại ở đó để tạo ra môi trường.
Vấn đề là, Poldrack cho biết, 2 dạng học này cạnh tranh với nhau, và khi ai đó bị sao nhãng, cách học theo thói quen sẽ lấn át cách học tuyên nhận.
"Mặc dù chúng ta cần phải đa năng trong thế giới ngày nay, nhưng bạn vẫn cần phải nhận thức về điều này. Khi một đứa trẻ cố gắng học một khái niệm mới, thông tin mới, sự sao nhãng sẽ rất có hại, nó sẽ ảnh hưởng tới khả năng học của chúng", Poldrack nói.
Điều đó không có nghĩa là một môi trường yên tĩnh mới là lý tưởng - âm nhạc có thể giúp việc học bởi nó làm người ta vui vẻ hơn. Nhưng sự sao nhãng vẫn luôn là điều có hại.
M.T