Cậu học sinh 18 tuổi, Rifath Shaarook, đã thiết kế được vệ tinh nhẹ nhất thế giới. Thiết bị chỉ nặng 64 gram, thậm chí còn nhẹ hơn một chiếc smartphone. Đối với cậu, bầu trời không phải là ranh giới cuối cùng.
“Chúng em đã làm rất nhiều nghiên cứu về các dạng của vệ tinh trên toàn thế giới và thấy rằng vệ tinh của bọn em làm ra là nhẹ nhất” - Shaarook chia sẻ về mô hình 3D của vệ tinh tí hon làm từ sợi Cacbon tổng hợp.
Thiết bị được lấy tên là KalamSat, được đặt theo “Người tên lửa” của Ấn Độ, cựu tổng thống APJ Abdul Kalam. Ông là nhà nghiên cứu không gian tiên phong trong nước và là người đứng đầu của Chương trình phát triển tên lửa tích hợp của Ấn Độ.
Rifath Shaarook, cậu học sinh 18 tuổi, đã thiết kế được vệ tinh nhẹ nhất thế giới.
“Nó sẽ có một bộ xử lý mới, 8 bộ cảm biến gắn sẵn bên trong để đo gia tốc, lực quay và quyển từ của Trái đất” - Nhà khoa học trẻ chia sẻ với Business Standard về thiết kế vệ tinh 4 cm³ của mình.
Thiết kế của cậu học trò lớp 12 này đã giúp cậu chiến thắng trong cuộc thi “Cube in Space”, cuộc thi dành cho độ tuổi học sinh được tổ chức bởi NASA và tổ chức giáo dục I Doodle Learning. Phần thưởng của cậu là chứng kiến thiết bị của mình thực hiện một chuyến bay tiểu quỹ đạo trong vòng 4 tiếng. Trong thời gian đó, nó sẽ hoạt động khoảng 12 phút trong môi trường vi trọng lực.
Theo lời của Amber Agee - Dehart, người sáng lập của Cubes in Space chia sẻ với Quartz: “Kamslat một trong 80 thí nghiệm được chọn từ 86.000 mẫu từ 57 quốc gia. Nó sẽ được phóng thử trong một cuộc nghiên cứu tên lửa ở bãi thử Wallops Island Facility rộng 15 km² của NASA tại Virgina vào 22/6. Tên lửa sẽ được phóng vào vụ trũ vài phút nhưng sẽ không di chuyển theo quỹ đạo Trái Đất. Mục đích của buổi thử nghiệm để kiểm tra xem mô hình 3D của vệ tinh có chịu được những lực cần thiết để phóng lên không gian hay không".
Hiện tai, Sharook đang sống tại Pallapti, bang Tamil Nadu phía Nam Ấn Độ và trở thành nhà khoa học hàng đầu của tại trụ sở Chennai của Viện nghiên cứu không gian và những phát minh sáng tạo Space Kidz của Ấn Độ (đơn vị tài trợ cho dự án của cậu).