Học sinh trung học phát minh thiết bị trợ thính giá rẻ

Sau khi đến Ấn Độ thăm ông, thiếu niên 14 tuổi nhận thấy sự tốn kém trong việc khám và lắp máy trợ thính. Nam sinh mong muốn tìm một giải pháp thay thế giá rẻ cho người nghèo.

Cách đây 2 năm, Mukund Venkatakrishnan (gốc Ấn Độ đang sống tại Mỹ), khi đó 14 tuổi, đến Ấn Độ với "nhiệm vụ" đưa ông đi khám và lắp máy trợ thính. Nhận thấy đây là quá trình tốn kém và khó khăn nên cậu bé muốn tìm giải pháp thay thế rẻ hơn, nhằm giúp đỡ những người khiếm thị có thu nhập thấp.

Nam sinh trung học cho biết, người dân Ấn Độ chi khoảng 400 đến 500 USD cho cuộc hẹn với bác sĩ và 1.900 USD mua máy trợ thính. Venkatakrishnan nhận ra rằng máy trợ thính là món đồ quá đắt đỏ, thậm chí nhiều người tại các nước đang phát triển cũng không mua được.

"Thu nhập trung bình của mỗi hộ gia đình ở Ấn Độ là 616 USD một năm. Như vậy, nếu tiết kiệm cả năm và không tiêu một đồng nào, người dân vẫn chưa đủ tiền mua máy trợ thính", Venkatakrishnan chia sẻ.

Thiết bị của thiếu niên đặc biệt ở chỗ nó không chỉ kiểm tra thính giác với loạt tiếng bíp, mà còn có chức năng trợ thính. Chiếc máy này giá khoảng 50 USD và có thể dùng với loại tai nghe rẻ nhất.


Venkatakrishnan, 16 tuổi, phát minh thiết bị trợ thính giá rẻ khi đang ngồi trên ghế nhà trường. (Ảnh: CNN).

Thiết bị trợ thính trị giá 50 USD

Không giống máy trợ thính truyền thống, nếu một phần trong tai nghe bị hỏng, người ta chỉ cần mua bộ tai nghe mới, không cần tốn tiền thay thế.

Thiết bị của Venkatakrishnan dài khoảng 5cm, nhìn giống bộ xử lý máy tính. Nam sinh trung học đang lên kế hoạch thu nhỏ kích thước thiết bị và bọc hệ điều hành lại. Cậu cho hay, phát minh gồm một cổng cắm tai nghe, phù hợp để bỏ túi. Người dùng có thể tự điều chỉnh thiết bị cho phù hợp.

Venkatakrishnan đã dành 2 năm tự học về mật mã, xây dựng chương trình âm thanh và phát triển thiết bị. Cậu tự hoàn thiện phát minh dưới sự trợ giúp của một số kỹ sư, như cha cậu và các nhà thính học.

Bên cạnh đó, nam sinh cũng làm việc với các bác sĩ và thử nghiệm với bệnh nhân mất thính lực để đảm bảo độ chính xác của thiết bị.

Ngoài ra, Venkatakrishnan mong muốn giảm sự mặc cảm liên quan đeo máy trợ thính.

"Việc thuyết phục ông của tôi đeo máy trợ thính khá khó khăn. Tôi hy vọng những cải tiến trong thiết bị này có thể giúp giảm một số mặc cảm", cậu nói.

Thiếu niên này cho biết, người ông 81 tuổi của mình rất vui vì phát minh của cháu trai. Cậu dự định đưa cho ông xem thành quả khi về Ấn Độ vào mùa hè này.


Người dùng ấn nút xanh khi nghe thấy tiếng "bíp" và nút vàng nếu không nghe thấy gì. (Ảnh: CNN).

Muốn giúp mọi người "mở rộng cuộc sống"

Venkatakrishnan nói không muốn kiếm tiền từ phát minh này. Bên cạnh đó, cậu tiết lộ phần mềm âm thanh vẫn là nguồn tài nguyên mở. Vì vậy, những nhà phát triển khác có thể điều chỉnh.

Nam sinh hy vọng tìm thấy tổ chức có mối quan hệ với các nước đang phát triển muốn sản xuất đại trà và phân phối thiết bị của cậu.

Theo một thống kê, khoảng 360 triệu người trên thế giới mất thính giác. Trong đó, tại Mỹ, khoảng 2-3% người bị mất thính lực nhẹ, có sử dụng máy trợ thính. Thiết bị của Venkatakrishnan hướng tới những người bị mất thính lực nhẹ đến trung bình.

Cuộc sống bình thường của học sinh trung học

Khi không nghiên cứu về máy trợ thính, Venkatakrishnan cũng như nhiều thiếu niên đồng trang lứa khác. Cậu thích nghe nhạc, chạy bộ và chơi violin 12 năm.

Venkatakrishnan sinh ra tại Ấn Độ, chuyển đến thành phố Louisville thuộc bang Kentucky (Mỹ) khi mới 3 tuổi. Hiện tại, cậu cân nhắc chuyện vào đại học.

Các trường như Stanford, Georgia Tech, Berkeyley và MIT đang là những lựa chọn hàng đầu. Nam sinh 16 tuổi vừa muốn học về mã hoá hoặc kỹ thuật, vừa yêu thích công việc kinh doanh.

Cập nhật: 12/04/2016 Theo Zing
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video