Hơn 1 triệu loài côn trùng trên Trái đất nhưng đây là lý do mà chúng “sợ” sống dưới biển

Dù chiếm 70% diện tích bề mặt Trái đất, thế nhưng côn trùng sống dưới biển lại cực kì ít ỏi, vì sao thế?

Theo những gì đã khảo sát được, có đến hơn 1 triệu loài côn trùng tồn tại trên Trái đất được phát hiện cho đến nay. Điều này chứng tỏ độ đa dạng sinh học cực lớn đối với ngành động vật không xương sống này.


Có đến hơn 1 triệu loài côn trùng tồn tại trên Trái đất.

Tuy nhiên, chỉ có khoảng... 100 loài côn trùng sống hoàn toàn ở dưới nước, chiếm một tỷ lệ rất nhỏ của cả ngành. Sự chênh lệch giữa hai môi trường sống dưới nước và trên cạn này đã khiến các nhà khoa học khá đau đầu khi tìm ra câu trả lời.

"Tuy có khá nhiều loài côn trùng sống được trong môi trường nước, nhưng để sống hoàn toàn trong biển khơi, con số lại quá ít ỏi", Giffishs - nhà nghiên cứu về đại dương học thuộc Đại học Cape Town cho biết.

"Theo những gì nghiên cứu được, chúng tôi cũng đã tìm ra được hai lý do chính để trả lời cho câu hỏi hóc búa này".

Biển cả - môi trường quá nhiều biến động

Hầu hết tất cả các loài côn trùng sống dưới biển, chúng chỉ sinh sống trong môi trường này trong giai đoạn đầu tiên của cuộc đời.

"Trong giai đoạn từ trứng đến ấu trùng, các loài không xương sống này có thể tự do sinh hoạt trong môi trường nước. Thế nhưng, ở giai đoạn trưởng thành, việc tìm kiếm thức ăn và bạn tình sẽ rất khó khăn trong vùng biển khơi rộng lớn khi chúng quá nhỏ bé" - Picker, nhà côn trùng học thuộc Đại học Cape Town phát biểu.


Ong bắp cày kí sinh - loài côn trùng hiếm hoi có thể sống dưới biển ở cả giai đoạn trưởng thành.

Đó là chưa kể, việc sống bám vào loại cây không cố định như rong, tảo khiến các sinh vật bé con này trở thành con mồi béo bở cho loài sinh vật to hơn.

Ngoài ra, yếu tố về thủy triều thất thường, cũng như các cơn bão ngày một dày đặc do biến đổi khí hậu góp phần ảnh hưởng đến khả năng sống sót của chúng.

Duy chỉ có loài ong bắp cày tồn tại được ở môi trường biển, khi chúng kí sinh hoàn toàn trong trứng của loài nhện.

"Ở môi trường an toàn như trứng nhện biển, ong bắp cày có đầy đủ điều kiện cần thiết để trưởng thành mà không chút biến động nào. Điều này khác hoàn toàn với bên ngoài biển khơi đầy sóng gió", Simon van Noort - nhà côn trùng học thuộc Viện Bảo tàng Iziko, Nam Phi nhấn mạnh.

Nguồn cung ứng oxy không đảm bảo

Không như những loài sinh vật dưới nước khác, loài côn trùng không hề có mang, cũng như hệ hô hấp đủ đầy. Thậm chí, máu của chúng cũng không thể vận chuyển được oxy để đưa thành phần thiết yếu này đến khắp tế bào của cơ thể.

Sự trao đổi oxy của ngành không xương sống này chỉ diễn ra ở lỗ mở trực tiếp qua da (spiracles) để cung cấp cho các tế bào, nhưng diễn ra cực kì chậm chạp.


Hệ thống dẫn khí (spiracles) có lỗ mở trực tiếp trên cơ thể, giúp côn trùng có thể hô hấp được.

Do đó, với một môi trường có mật độ thấp như biển khơi (chỉ chiếm khoảng 0,00015% trong nước biển), loài côn trùng thực sự gặp khó khăn để sinh tồn hoàn toàn dưới nước giống các loài động vật thủy sinh khác.

Ngược lại, môi trường đất liền lại có khả năng cung ứng tốt hơn hẳn (nồng độ lên đến 20% trong không khí), phù hợp với hệ hô hấp của ngành động vật này.

Tất nhiên, sẽ còn nhiều yếu tố khác tác động đến việc "ưu tiên" sống ở đất liền hơn của các loại côn trùng.

Và các nhà khoa học vẫn đang tích cực tìm kiếm những mảnh ghép còn lại để giải đáp cho câu hỏi còn nhiều bí ẩn này.

Cập nhật: 16/07/2018 Theo helino
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video