Hơn nửa thế kỷ sống với phổi nhân tạo

57 năm trước, Dianne Odell bị mắc bệnh polio (bệnh nhiễm khuẩn do virut gây ra làm viêm tủy sống và dẫn đến bại liệt). Từ đó chị phải sống dựa hoàn toàn vào phổi nhân tạo và hiện là một trong số khoảng 40 chục người sống như vậy ở Mỹ.

Tuần trước chị đã kỷ niệm sinh nhật lần thứ 60 và các bác sĩ tin rằng chị có cơ hội để sống trọn vẹn cuộc đời của mình.

Không ai có thể nói rằng Odell đang lập kỷ lục về sống lâu nhờ máy thở, nhưng rõ ràng là chị đang ở vị trí đầu của danh sách này. Odell không nhớ hồi còn đi được thì như thế nào, nhưng chị đã được nghe kể về giai đoạn đó. Một ngày mùa hè năm 1950, chị nói với mẹ chị rằng chị thấy khó chịu trong người về đi về phòng ngủ.

Vào cuối những năm 1940, bệnh bại liệt đã trở thành dịch ở Mỹ với khoảng 20 vạn ca bị mắc. Giới y khoa bắt đầu tìm cách chữa trị và cứ mỗi năm qua đi lại có thêm hàng nghìn trẻ em bị mắc bệnh. Bà Geneva Odell cũng nghĩ rằng con gái bà có thể lâm vào hoàn cảnh bi đát này. “Trẻ con bị bại liệt và chết gần hết. Đó quả là một thời kỳ sợ hãi” – Bà Geneva Odell, giờ đây đã 82 tuổi và phải ngồi xe đẩy vì sức khỏe suy giảm, nhớ lại.


Cựu Phó Tổng thống Mỹ Al Gore tới thăm Odell năm 2001. (Ảnh: jacksonsun)

Chiếc máy thở dài 7 feet (2,1 m) và nặng vài trăm cân Anh đã trở thành vật dụng quen thuộc trong nhà giống như chiếc bàn uống nước hay chiếc ghế bành. Thời gian đầu mới bị bại liệt, Odell có thể tự thở trong một khoảng thời gian ngắn và không phải ở suốt ngày bên cái máy. Đôi khi bạn bè có thể rẽ qua và chở cô bé đi loanh quanh trong khu vực gần nhà.

Tuy nhiên đến khi qua tuổi 20, cô bắt đầu gắn chặt với chiếc máy 24/24 giờ và phải sống như vậy suốt gần 40 năm qua.

Sau này có những chiếc máy hô hấp nhân tạo mới, tối tân hơn, nhưng vì tình trạng bệnh tật của Odell quá nặng, nên cô chỉ được phép sử dụng phổi nhân tạo. Nhưng Odell vẫn tốt nghiệp phổ thông như một học sinh dự thính và sau đó cô được cấp học bổng để học tâm lý tại Đại học Freed-Hardeman ở Henderson. Một người em họ đi theo Odell để ghi giúp bài giảng và nhiều khi lớp học diễn ra trong phòng ở nhà một vị giáo sư nơi cô được đưa đến.

Nhưng chứng đau đầu và những vấn đề sức khỏe khác đã buộc cô phải bỏ dở ước mơ có bằng đại học. Vài năm sau, trường đại học đó đã trao cho cô bằng tiến sĩ danh dự. Cô viết sách cho trẻ em với nhân vật chính là Blinky, một ngôi sao mờ mong mỏi được trở nên rực rỡ. Cô còn là người bác được 4 đứa cháu – con của hai người em gái vô cùng yêu quý.


Dianne Odell và mẹ. (Ảnh: jacksonsun)

Cha mẹ cô cần sự giúp đỡ để chăm sóc con gái và cộng đồng dân cư đã xuống đường quyên góp tiền cho cô. Trung bình mỗi tuần họ cần khoảng 1.000 USD để duy trì sự trợ giúp 24/24 cho Odell.

“Chương trình trợ giúp xã hội của chính phủ không đóng góp được gì vì Odell không đủ điều kiện” – ông Frank McMeen, Chủ tịch Quỹ Chăm sóc sức khỏa Tây Tennessee, nói. Tổ chức này đã cam kết sẽ trợ giúp Odell cho đến cuối đời. Năm 2001, người ta đã tổ chức một buổi gala có sự tham dự của các diễn viên, ca sĩ, chính trị gia và những người bác ái đã thu được hơn 100 nghìn USD. Hôm thứ Bảy tuần trước, nhân dịp sinh nhật lần thứ 60 của Odell, bữa tiệc sinh nhật của chị cũng đã thu được khoảng 7 nghìn USD. “Chị ấy là một thiên thần. Nhiều người muốn giúp đỡ chị” – ông McMeen nói.


Dianne Odell luôn lạc quan. (Ảnh: jacksonsun)

Q.A

Theo Jacksonsun.com, Lao động
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video