Kế hoạch "chạm vào Mặt trời" của NASA sẽ được tiến hành như thế nào?

Lần đầu tiên, con người chính thức... chinh phục Mặt trời, và nghiên cứu lần này sẽ đem lại những kết quả bất ngờ.

NASA mới đây đã công bố chi tiết về một nhiệm vụ được đánh giá là khó khăn nhất liên quan đến Mặt trời. Đó là phóng trực tiếp tàu vụ trụ tiếp cận bầu khí quyển của quả cầu lửa rực cháy của Thái dương hệ.

Cụ thể, NASA cho biết nhiệm vụ mang tên Solar Probe Plus sẽ bắt đầu vào mùa hè năm 2018. Họ sẽ phóng một con tàu vũ trụ, vượt qua hơn 6 triệu km để tiếp cận bề mặt nóng rực của Mặt trời. Những hình ảnh nó mang lại sẽ ở khoảng cách bằng 1/7 so với bất kỳ tàu vũ trụ nào khác.


Kế hoạch chạm vào Mặt trời của NASA.

Theo NASA, mục đích của nhiệm vụ lần này là để chúng ta quan sát được bề mặt của Mặt trời ở khoảng cách gần hơn. Từ đó, khoa học sẽ hiểu được cơ chế vận hành của một ngôi sao, và đưa ra được các dự đoán chính xác hơn về "thời tiết" trong vũ trụ.

Được biết, các chuyên gia đã muốn gửi tàu thăm dò lên Mặt trời để nghiên cứu từ rất lâu, nhưng nay mới có thể làm được.

"Đây sẽ là nhiệm vụ đầu tiên bay đến Mặt trời" - Eric Christian, nhà nghiên cứu tại Trung tâm hàng không vũ trụ Goddard của NASA cho biết.

"Chúng ta tất nhiên sẽ không thể đến quá gần, nhưng con tàu sẽ đạt khoảng cách vừa đủ để trả lời rất nhiều câu hỏi quan trọng hiện nay".

Để thành công, con tàu phải chịu đựng được một nhiệt độ nóng khủng khiếp, lên tới 1377 độ C. Vậy nên, NASA dự tính vỏ tàu phải dày trên 11cm, bằng hợp chất từ carbon.


Bão từ chính là nguyên nhân giết chết sự sống trên sao Hỏa.

NASA cũng cho biết đây là một nhiệm vụ cần thiết. Chỉ khi hiểu được những gì đang xảy ra trên Mặt trời, khoa học mới có thể dự đoán chính xác "thời tiết" trong vũ trụ ảnh hưởng thế nào đến Trái đất. Với nhiệm vụ lần này, khả năng dự đoán sự ảnh hưởng của bão Mặt trời sẽ chính xác hơn.

Dành cho những ai chưa biết, Mặt trời phát ra rất nhiều luồng gió - chính là những luồng khí gas bùng nổ từ Mặt trời, bay đến Trái đất với vận tốc hàng triệu km/h.

Chính những cơn gió như vậy đã từng giết chết sao Hỏa, và chúng ta phải xem liệu Trái đất có thực sự an toàn hay không.

Cập nhật: 29/05/2017 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video