Khám phá mới về thảm họa tràn dầu

Việc nghiên cứu phần dầu tràn ở độ sâu 1.500 m dưới mặt nước biển trong vụ nổ giàn khoan Deepwater Horizon hồi tháng 4.2010 cho thấy nhiều nguy cơ mới với môi trường.

Sự cố tại giàn khoan Deepwater Horizon làm hàng triệu thùng dầu thô tràn ra vịnh Mexico có thể xem là một trong những thảm họa sinh thái tồi tệ nhất từ trước đến nay ở Mỹ. Tuy nhiên, các mẫu phân tích, thử nghiệm trước đây vẫn chưa đánh giá chính xác mức độ tác hại của vụ tràn dầu lên môi trường đại dương. Theo kết quả 1 năm nghiên cứu của nhóm khoa học gia thuộc trường Bách khoa Lausanne (EPFL - Thụy Sĩ) vừa đăng trên chuyên san PNAS, lần đầu tiên các mẫu nước biển nhiễm dầu đã được lấy từ độ sâu 1.500 m. Sau khi phân tích, nhóm nghiên cứu đã định hình được nguyên tắc dầu lan ở những vùng biển sâu của vịnh Mexico.


Thảm họa tràn dầu tại giàn khoan Deepwater Horizon

Một tàu ngầm điều khiển từ xa đã được đưa đến đoạn nứt gãy của giàn khoan Deepwater Horizon ở vị trí sâu nhất, gần chạm đáy đại dương. Từ tháng 6.2010, các nhà khoa học đã lấy được mẫu dầu thô ngay khi vừa rò rỉ, sau đó lấy thêm khoảng 200 mẫu ở nhiều độ sâu và từ các khoảng cách khác nhau (tối đa lên tới 30 km) so với giàn khoan. Tất cả các mẫu này được đem đi phân tích và so sánh qua lại.

Một số nghiên cứu trước đó cho thấy những luồng dầu sau khi thoát ra ở khu vực đáy biển, trong lúc nổi theo chiều dọc về phía mặt biển sẽ phân nhánh ở độ sâu 1.000 m để tạo ra một luồng chảy thứ 2 theo chiều ngang. Qua các kết quả phân tích mẫu dầu, các nhà khoa học của EPFL đã phần nào giải thích được sự “phân nhánh” lạ lùng này.

Trong thành phần dầu đang nổi lên mặt biển, một số chất khí như benzene methane dưới áp suất của nước sẽ thay đổi dần tỷ trọng và không nổi lên nữa. Nếu ở mặt nước, những khí này sẽ bốc hơi vào bầu khí quyển. Ở lòng biển sâu, chúng sẽ hòa tan hoặc đông đặc lại tùy theo áp suất nước. Sau đó, hỗn hợp phức tạp các loại khí đốt khác nhau và đa phần đều độc hại sẽ trôi nổi thành luồng chảy thứ 2 và có thể bị các dòng nước đưa đi xa. Theo cách này, tình trạng ô nhiễm do sự cố tràn dầu sẽ lan rộng không chỉ ở bề mặt mà còn trong lòng đại dương.

Nhóm nghiên cứu EPFL nhận định cần phải có chiến dịch nghiên cứu, đánh giá sâu rộng hơn về tác hại của các thảm họa tràn dầu lên hệ sinh thái biển, đặc biệt ở các vùng biển sâu, từ đó định ra phương thức thích hợp để bảo vệ môi trường.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video