Hành tinh lạ nơi châu báu có thực, đang đổ mưa hồng ngọc và ngọc bích

Hành tinh châu báu có 2 mặt, một mặt ban ngày vĩnh viễn và một mặt ban đêm vĩnh viễn, bao phủ bởi những đám mây kim loại.

Nhóm nghiên cứu quốc tế đẫn dầu bởi Trung tâm Năng lực Quốc gia về Nghiên cứu hành tinh thuộc Đại học Bern và Đại học Geneva (Thụy Sĩ) đã "xâm nhập" vào bầu khí quyển của WASP-121b, một ngoại hành tinh siêu nóng.

Hành tinh này quay gần ngôi sao mẹ của nó hơn khoảng cách Mặt Trời - Trái Đất tới 40 lần, nên đã nhận được một nhiệt lượng khủng khiếp.

Theo tiến sĩ Jens Hoeijmakers, một trong các tác giả đứng đầu nghiên cứu, họ đã kiểm ra dữ liệu bằng máy quang phổ HARPS và xác định được ít nhất 7 kim loại đang tồn tại ở thể khí trên hành tinh này: sắt, crom, canxi, natri, magiê, niken.

Trước đó, vào năm 2019, khi mới được phát hiện, hành tinh kỳ lạ này từng gây chú ý với giới khoa học bởi nó không phải một quả cầu tròn mà... mang hình bầu dục. Nguyên nhân là nó quay quá gần sao mẹ và bị lực hấp dẫn của sao mẹ kéo mạnh, làm méo mó cả khối cầu. Có thể trong tương lai nó sẽ sớm bị phá hủy trong cuộc giằng co không cân sức này.

Hành tinh "địa ngục" WASP-121b, được phát hiện bốn năm trước trong chòm sao Korma, hóa ra có hình dạng không phải là tương tự như quả bóng tròn, mà là giống quả trứng thuôn dài hoặc là quả bóng bầu dục khổng lồ.

"Chúng tôi bắt đầu chú tâm quan sát hành tinh này vì bản chất "cực đoan" của nó. Chúng tôi cố gắng nhìn thấy dấu vết của magiê, sắt và các kim loại khác trong vỏ ngoài và rất ngạc nhiên khi tìm thấy chúng ở khoảng cách rất xa với hành tinh này", chuyên gia David Singh từ đại học Tổng hợp John Hopkins ở Baltimore (Hoa Kỳ) tuyên bố.


Do khoảng cách quá gần, phần trên cùng khí quyển hành tinh có nhiệt độ lên tới 2.500°C.

WASP-121bhành tinh khí khổng lồ có kích thước gần gấp đôi sao Mộc và quay xung quanh ngôi sao mẹ. Ngoại hành tinh này ở gần ngôi sao mẹ tới mức một năm ở đó chỉ dài bằng 1,3 ngày trên Trái Đất. Do khoảng cách quá gần, phần trên cùng khí quyển hành tinh có nhiệt độ lên tới 2.500°C, bằng khoảng một nửa nhiệt độ bề mặt Mặt Trời. Ở nhiệt độ đó, sắt tồn tại dưới dạng khí thay vì dạng rắn như thông thường.

Mặt ban đêm của hành tinh là một thế giới thú vị, nơi nhiệt độ chỉ "nóng vừa" đủ để các kim loại được phát hiện trước đó trong bầu khí quyển có thể biến thành mây. Chúng bao gồm vanadi, sắt, crom, canxi, natri, ma-giê và niken, nhưng không có nhôm và titan.

Nhôm và titan được cho là đã ngưng tụ và chìm sâu hơn vào lớp dưới của bầu khí quyển. Ở đó nhôm kết hợp với oxy tạo thành corundum. Khi mây chứa kim loại ở tầng trên đi xuống và gặp corundum, nếu chúng phản ứng giống Trái Đát, sẽ tạo ra hồng ngọc và ngọc bích.

Tuy nhiên nếu điều đó xảy ra, hồng ngọc và ngọc bích sẽ ở dạng lỏng: những cơn mưa đá quý tưởng chừng chỉ có trong thần thoại.

WASP-121 ráo riết chọc thủng bầu không khí các vệ tinh của nó, khiến nó bị "phồng" lên bởi ảnh hưởng của sức nóng và ánh sáng, và cũng bị tác động từ lực hút của nó. Kết quả là, WASP-121b trở thành hành tinh không chỉ nóng nhất và cực đoan nhất, mà còn là có dáng vẻ kỳ dị.


Ngoại hành tinh WASP-121b và ngôi sao mẹ. 

"Ngoại hành tinh siêu nóng này sẽ trở thành một cột mốc cho mô hình khí quyển của chúng tôi. Nó sẽ là một mục tiêu quan sát lớn ở thời của kính viễn vọng không gian James Webb", nhà khoa học Hannah Wakeford ở Trung tâm bay vũ trụ Goddard của NASA, đồng tác giả nghiên cứu, chia sẻ.

Cập nhật: 23/02/2022 Tổng Hợp
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video