Kho báu kim cương khổng lồ bị “bỏ quên” ở Ấn Độ?

Nghiên cứu của một nhóm các nhà địa chất học tại Viện Nghiên cứu Địa vật lý quốc gia Ấn Độ cho thấy, có thể quốc gia này ẩn chứa một mỏ kim cương tự nhiên khổng lồ đã bị những cuộc thăm dò trước đây bỏ sót.

>>> Dùng kim cương chế tạo phân bón

Các nhà địa chất của Viện Nghiên cứu Địa vật lý quốc gia ở Hyderabad (phía đông nam Ấn Độ) cho biết khu vực này có các thành phần cơ bản để hình thành nên mỏ kim cương lớn.

Kim cương hình thành ở sâu bên trong lớp vỏ của Trái đất và phun trào lên bề mặt hành tinh nhờ loại đá núi lửa có tên là kimberlites lamproites. Nhóm nghiên cứu tình cờ phát hiện ra đá núi lửa chứa kim cương khi họ tiến hành một cuộc khảo sát địa chất khác và quyết định tìm hiểu thêm về khu vực này như một dự án phụ.

Nhà địa chất học Subrata Das Sharma, tác giả nghiên cứu, cho biết: "Khu vực rộng hơn 200.000km2 trên toàn đông nam Ấn Độ có khả năng chứa kim cương. Chúng tôi sẽ sử dụng kỹ thuật thăm dò phù hợp và hiệu quả để nhanh chóng tìm kiếm kim cương trên diện rộng".


Kim cương là loại trang sức quý giá. (Ảnh: chronicle.co.zw)

Thay vì tìm các loại đá chứa kim cương thường dễ dàng vỡ vụn và rất khó xác định, các nhà địa chất đã phát minh ra nhiều kỹ thuật tìm kiếm điều kiện hình thành kim cương trong lớp phủ (nằm giữa vỏ và lõi Trái đất). Sau đó, họ mới khoanh vùng để tìm ra những khu vực tiềm năng nhất.

Điều kiện hình thành kim cương là nhiệt độ và áp suất cực cao mà chỉ có ở nơi có độ sâu lớn nhất của thạch quyển Trái đất (gồm vỏ Trái đất và lớp phủ trên). Nếu không, carbon (thành phần duy nhất của kim cương) sẽ biến thành than chì.

Độ dày của thạch quyển biến động trên khắp hành tinh, không phải lúc nào cũng đạt độ sâu cần thiết để tạo ra kim cương.

Nghiên cứu trước đây dựa trên dữ liệu địa chấn thu thập được trong một vài trận động đất cho rằng phía đông nam Ấn Độ nằm trên phần thạch quyển mỏng. Nhưng nhóm của Das Sharma đã phân tích lại dữ liệu bằng kỹ thuật khác và phát hiện ra thạch quyển đạt đủ độ sâu để hình thành kim cương.

Nhóm nghiên cứu cũng kiểm tra những phân tích về thành phần hóa học của đá trên bề mặt Trái đất gần đó để khẳng định các điều kiện nhiệt độ và áp suất phù hợp cho kim cương hình thành.

Các thành viên trong nhóm nghiên cứu kể trên có kế hoạch chia sẻ thành quả của họ với chính phủ Ấn Độ và tiếp tục cải tiến phương pháp nghiên cứu để phát triển các kỹ thuật săn tìm kim cương hiệu quả hơn.

Phát hiện này vừa được công bố trên tạp chí khoa học Lithosphere.

Theo Dân Việt
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video