Khoa học “giải mã” những tác dụng thần kỳ của việc nghe nhạc cổ điển

Ít ai biết rằng, ngoài giá trị về tinh thần, việc nghe nhạc cổ điển còn có thể đem tới nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe như: đẩy lùi bệnh mất trí nhớ, gia tăng khả năng làm việc của não bộ, giảm những cơn đau do bệnh tật hay cải thiện giấc ngủ.


Một nhóm nghiên cứu sinh tại trường đại học Northumbria ở Anh, đã thực hiện một số thí nghiệm về khả năng hoạt động của não dưới tác động của âm thanh, thông qua việc vừa nghe bản “Concerto mùa xuân” của Vivaldi và vừa học bài. Nhưng kết quả cuối cùng lại cho thấy rằng, khi chuyển sang nghe bản nhạc buồn “Concerto mùa thu” thì khả năng tiếp thu kiến thức và sự nhanh nhạy trong ứng xử lại được phát huy hơn. Từ đó, họ khẳng định rằng, não bộ hoạt động tốt hơn khi được tiếp xúc với những thanh âm nhẹ nhàng và dễ chịu.


Khi nghe nhạc cổ điển, những người bị bệnh Alzheimer (mất trí nhớ) sẽ phần nào lấy lại được những hồi ức và kỷ niệm bị quên lãng. Bởi vì âm nhạc có thể “đánh thức” được những phần mà não bộ không bị ảnh hưởng bởi chứng mất trí nhớ. Điều này được khẳng định trong cuốn sách “Musicophilia: Những câu chuyện về âm nhạc và não bộ” của nhà thần kinh học Oliver Sacks.


Có rất nhiều nghiên cứu về sự ảnh hưởng của âm nhạc đối với chất lượng giấc ngủ. Và một trong số đó được thử nghiệm bằng cách so sánh sự “ngon giấc” giữa hai trường hợp: nghe nhạc sôi động và nhạc nhẹ nhàng trước khi ngủ. Kết quả cho thấy rằng, khi tiếp xúc với âm nhạc cổ điển thì con người ta đi vào giấc ngủ nhanh và sâu giấc hơn. Từ đó, các nhà khoa học tin rằng, việc nghe những âm thanh dịu dàng và dễ chịu sẽ giúp cho tinh thần thoải mái, góp phần nâng cao chất lượng giấc ngủ.


Các nhà khoa học tin rằng, việc nghe nhạc cổ điển sẽ giúp bệnh nhân giảm đi nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần sau những cuộc phẫu thuật. Tất nhiên, nó không thể thay thế thuốc giảm đau, nhưng lại góp phần đẩy lùi những cơn đau và triệu chứng trầm cảm. Bởi vì, trong quá trình nghe nhạc, não bộ bị phân tâm và vô hình chung nó sẽ tạm thời quên đi niềm đau trong thể xác, do đó phần nào làm giảm cảm giác đau đớn của người bệnh. Nhà văn William Shakespeare đã từng nói: “Nếu âm nhạc là thức ăn tình yêu, hãy chơi lên. Và đưa tôi phần dư thừa của nó”. Thật vậy, âm nhạc thể hiện những điều mà chúng ta không thể nói thành lời và giải tỏa những cảm xúc còn cất giấu trong tâm hồn, giúp ta nhìn nhận và thành thật đối diện với chính bản thân mình. Nghiên cứu của trường đại học Nam Methodist chỉ ra rằng, khi nghe nhạc cổ điển, sinh viên giao tiếp cởi mở hơn. Ngoài ra, âm nhạc còn giúp củng cố tinh thần trước sự lười biếng hay mệt mỏi vì học tập và tạo cảm hứng để làm việc tốt hơn.


Chuyên gia tim mạch, giáo sư Bernardi tại Đại học Pavia ở Ý đã tìm thấy sự liên kết giữa “Bản giao hưởng số 9” và huyết áp của con người. Theo đó, quá trình nghe nhạc làm giảm huyết áp một cách rõ rệt. Mức giảm này thể hiện qua việc thực hiện thí nghiệm giữa âm nhạc của Mozart và Strauss, kết quả là nhạc Mozart có tác dụng mạnh hơn . Xét theo góc độ khoa học, các bản nhạc cổ điển được đồng bộ hóa với “nhịp điệu” tự nhiên của cơ thể và góp phần cân bằng huyết áp ở mức tối ưu.

Cập nhật: 08/06/2018 Theo Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video