Khoảnh khắc sao Thổ chạm Mặt trăng chụp bằng…điện thoại

Vào ngày 29/3, sao Thổ và Mặt trăng xếp thẳng hàng đến mức gần như chạm vào nhau trên vũ trụ.

Sự kiện này được gọi là giao hội hành tinh, thường hay xảy ra nhưng dễ bị bỏ lỡ. May mắn thay, tại Trái đất, nhiếp ảnh gia thiên văn Grant Petersen đã có cơ hội chụp được sự giao hội này bằng cách dùng điện thoại thông minh gắn vào kính thiên văn.

Petersen đã chụp được bức ảnh tuyệt đẹp ở trên cao từ thành phố Johannesburg, Nam Phi, sau đó chia sẻ hình ảnh lên Twitter để cho cả thế giới cùng chiêm ngưỡng.


Bức ảnh được chụp ở trên cao từ thành phố Johannesburg, Nam Phi.

Petersen đăng dòng tweet kèm theo bức ảnh của mình: "Đây thực sự là một cảnh tượng kỳ diệu. Tôi đang cười ngoác đến tận mang tai, và không có gì có thể khiến tôi bớt sung sướng khi chụp bức hình thiên văn học như thế này".

Kết quả này thực ra là sự kết hợp giữa nhiều bức ảnh, và nó cho mọi người thấy hình ảnh sao Thổ ngay trước khi hành tinh bị lấp phía sau Mặt trăng trước khi bình minh mọc.

Giống như nhiều nhiếp ảnh gia thiên văn, Petersen cho biết anh liên tục tìm kiếm "sự kiện thiên văn lớn sắp tới" xuất hiện tại địa điểm của mình. Đôi khi sự kiện đó là hiện tượng sao chổi hoặc tiểu hành tinh vụt qua, lần khác thì lại là Trạm vũ trụ quốc tế bay ngang qua.

Petersen tiết lộ, để nghiên cứu hiện tượng sắp xảy đến, anh sử dụng nhiều ứng dụng và nhật ký thiên văn học. Sự giao hội giữa sao Thổ và Mặt trăng đã thu hút sự chú ý của Petersen từ hồi tháng 1 và anh đã phải lập kế hoạch nhằm ghi lại khoảnh khắc này.

Petersen nói với Business Insider rằng anh đã "dự đoán rất nhiều và cực kỳ háo hức khi càng ngày càng gần đến sự kiện", với dấu hiệu mưa rơi tại Johannesburg vào buổi tối trước lúc bắt đầu hiện tượng. Tuy nhiên, thời tiết xấu sau đó trở nên quang đãng, để lộ bầu trời đêm trong vắt đúng lúc sự kiện tới.

Nhiếp ảnh gia chia sẻ: "Khi một sự kiện như thế này xảy ra, tất cả đều diễn ra theo đúng kế hoạch và chúng tôi tránh được mọi vấn đề như thời tiết, lỗi thiết bị hoặc sơ suất, chúng tôi cảm thấy đây là một thành tựu lớn".

Petersen thức dậy từ lúc 4 giờ sáng, khoảng hai giờ trước khi xảy ra giao hội để sắp xếp và kiểm tra thiết bị của mình. Dụng cụ của anh bao gồm kính thiên văn Dobsonian 8 inch – tuy tương đối rẻ nhưng khá to và hữu dụng, điện thoại thông minh Galaxy S8, một bộ adapter để kết nối điện thoại với ống kính thiên văn và thị kính (eyepiece).

Khi sao Thổ tiến đến gần Mặt trăng, Petersen chụp lại hiện tượng với tốc độ 60 khung hình/ giây. Sau cuộc giao hội, anh xử lý các hình ảnh bằng cách sử dụng kỹ thuật xếp chồng - kết hợp một số hình ảnh có chất lượng thấp thành một hình ảnh sáng và rõ ràng hơn. Sau đó, nhiếp ảnh gia chia sẻ những bức ảnh đẹp nhất của mình lên Twitter.

Petersen cho biết: "Tôi cảm thấy phấn khích như một đứa trẻ vào dịp Giáng sinh. Tôi còn nhận được bình luận nói rằng bức ảnh gợi cho họ nhớ về bức ảnh Earthrise (Trái đất mọc - bức ảnh chụp Trái đất từ phía Mặt trăng) từ các nhiệm vụ của tàu Apollo".

Petersen cũng chụp bức ảnh dưới đây, trong đó cho thấy sao Thổ thu nhỏ sẽ trông như thế nào khi cách xa Trái đất 950 triệu dặm. Hành tinh dường như chỉ là một mảnh rất nhỏ so với đường kính mặt trăng, vốn đã nhỏ đến nỗi chỉ bằng đầu ngón tay trỏ khi ta giơ cả cánh tay lên trên trời.


Sao Thổ khu nhỏ khi cách xa Trái đất 950 triệu dặm.

Petersen cho biết sự kiện lớn tiếp theo mà anh hy vọng sẽ chụp được là hình ảnh sao Thủy di chuyển qua Mặt trời vào ngày 11/11. Nhiếp ảnh gia chia sẻ: "Tôi đã bắt đầu thực sự mong đợi sự kiện sắp tới rồi".

Cập nhật: 26/04/2019 Theo vnreview
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video