Khoảnh khắc tia sét giáng xuống tháp khí tượng cao 325m

Các nhà nghiên cứu chia sẻ cảnh tượng ngay trước khi sét đánh, những luồng điện vươn xuống từ bầu trời và phóng lên từ mặt đất va chạm vào nhau.

Sử dụng camera tốc độ cao, các nhà nghiên cứu chụp ảnh sét giáng xuống tháp khí tượng cao 325 m ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Hai khung hình liên tiếp, mỗi khung hình kéo dài 2,63 micro giây, cho thấy khoảnh khắc những luồng tia hướng từ trên cao xuống của tia sét đột ngột xuất hiện, giải phóng điện tích cực lớn và chớp sáng chói mắt.

Những hình ảnh trên góp phần làm sáng tỏ pha đột phá, khoảnh khắc khi các luồng tia bắt đầu đến gần nhau nhưng chưa hợp lại. Đây là một trong những quá trình các nhà khoa học biết ít nhất trong nghiên cứu sét, nhưng lại đóng vai trò quan trọng giúp xác định nơi sét giáng xuống, theo bài báo công bố hôm 1/2 trên tạp chí Geophysical Research Letters.

"Mục tiêu của tia sét không thể xác định rõ từ đầu khi nó xuất hiện từ đám mây", Rubin Jiang, nhà vật lý khí quyển ở Phòng thí nghiệm quan sát môi trường toàn cầu và khí quyển tầng giữa thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết. "Pha đột phá là quá trình giúp tìm ra vật thể bị sét đánh trúng".

Do pha đột phá xảy ra quá nhanh các nhà khoa học gặp khó khăn trong việc quan sát Camera tốc độ cao mới cung cấp hình ảnh rõ nét hơn về sự kiện này. Tia sét bắt đầu khi các hạt mang điện tích âm tích tụ trong đám mây, gây ra sự tích điện dương ở mặt đất bên dưới. Luồng điện bắt nguồn từ đám mây và tách thành nhiều nhánh. Khi những nhánh này tới gần mặt đất, chúng thu hút điện tích dương từ vật thể bên dưới, dẫn tới pha đột phá.

Cập nhật: 09/02/2021 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video