Khởi động chương trình phát triển hệ thống bay tự động cho máy bay quân sự

Cơ quan các dự án phòng thủ tối tân của Mỹ (DARPA) đã vừa khởi động chương trình Aircrew Labor In-Cockpit Automation System (ALIAS) nhằm tạo ra một hệ thống điều khiển bay tự động để hỗ trợ cho phi công, đơn giản hóa tác vụ và giảm quy mô phi hành đoàn.

Các máy bay quân sự đang ngày càng trở nên phức tạp hơn trong nhiều năm qua và các hệ thống tự động cũng được cải tiến để cung cấp rất nhiều sự hỗ trợ cho phi công, đến nỗi một số máy bay không thể bay nếu thiếu các hệ thống này. Mặc dù, hệ thống điều khiển và giao diện phức tạp yêu cầu phi công phải được đào tạo chuyên sâu để làm chủ nhưng trong các trường hợp khẩn cấp thì các hệ thống tự động vẫn đóng vai trò hỗ trợ đắc lực cho tổ bay dù rất giàu kinh nghiệm. Thêm vào đó, nhiều máy bay, đặc biệt là các máy bay thế hệ trước đòi hỏi phi hành đoàn nhiều người để thực hiện nhiều tác vụ khác nhau. Theo DARPA, việc nâng cấp hệ thống điện tử hàng không có thể giúp giảm nhẹ vấn đề này nhưng với chi phí vài chục triệu đô cho mỗi loại máy bay, giải pháp này rất khó áp dụng.


Một chiếc C-17 Globemaster III của Không lực Hoa Kỳ

Đây cũng là lý do cơ quan các dự án phòng thủ tối tân Mỹ đề ra chương trình ALIAS. Ý tưởng ở đây là thay vì trang bị thêm các hệ thống tự động sẵn có cho máy bay, DARPA muốn phát triển một bộ thiết bị có thể tháo rời và tương thích với các hệ thống hiện có mà không cần thay đổi kết cấu. Thiết bị này có thể đảm trách công việc và giảm quy mô phi hành đoàn cần thiết để vận hành các hệ thống tự động trong suốt nhiều thập kỷ qua và phát triển xa hơn trên các phương tiện bay không người lái (UAV).

DARPA cho biết cơ quan muốn ALIAS không chỉ có thể thực thi một nhiệm vụ hoàn chỉnh từ cất cánh đến hạ cánh mà còn kiểm soát các trường hợp khẩn cấp. Nó có thể thực hiện nhờ khả năng vận hành tự động được lập trình sẵn cho các nhiệm vụ riêng biệt cũng như khả năng giám sát liên tục các hệ thống trên máy bay.

Theo DARPA, việc phát triển ALIAS sẽ đòi hỏi những cải tiến trong 3 lĩnh vực. Đầu tiên, do ALIAS cần hoạt động với một loạt các loại máy bay khi kiểm soát hệ thống của chúng, thiết bị buộc phải nhỏ gọn và tương thích với buồng lái. Thứ 2, hệ thống sẽ cần sử dụng các thông tin về máy bay, các thủ tục và cơ chế bay. Và thứ 3, ALIAS sẽ sở hữu một giao diện trực quan, đơn giản, điều khiển bằng thao tác chạm và giọng nói bởi mục tiêu cuối cùng của hệ thống là biến phi công thành một người giám sát nhiệm vụ khi ALIAS thực hiện chuyến bay.

Hiện tại, DARPA đang tìm kiếm những người tham dự, hướng đến một cuộc nghiên cứu đa ngành nhằm thử nghiệm một loạt các công nghệ từ các nguyên mẫu trên mặt đất đến chứng minh ý tưởng và kiểm soát toàn bộ một chuyến bay với khả năng phản ứng trước các tình huống khẩn cấp được mô phỏng.

Dianel Patt - giám đốc chương trình tại DARPA cho biết: "Mục tiêu của chúng tôi là thiết kế và phát triển một hệ thống hỗ trợ tự động toàn thời gian, có thể nhanh chóng thích nghi để giúp vận hành nhiều loại máy bay thông qua một giao diện dễ thao tác. Các khả năng của hệ thống có thể giúp chuyển đổi vai trò của phi công từ một người điều khiển hệ thống sang một người giám sát nhiệm vụ trực tiếp trên các hệ thống tương tác, đáng tin cậy ở cập độ cao".

Theo Tinh Tế
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video