Không động cơ nhưng chiếc tàu lượn này có thể bay đến 881 km/h!

Một chiếc máy bay điều khiển từ xa không động cơ (hay tàu lượn) nhưng nó có thể đạt được vận tốc lên đến 881 km/h. Đây là một kỷ lục được xác lập bởi Spencer Lisenby, anh này đã phá vỡ kỷ lục trước đó của Niels Herbrich người Đức, cũng với máy bay mô hình nhưng được gắn động cơ tên lửa, tốc độ bay tối đa ở 750 km/h.

Chiếc tàu lượn của Lisenby ngoại trừ không có động cơ thì nó vẫn có đầy đủ các thành phần của một chiếc máy bay RC với pin, servo để điều khiển các cánh, hệ thống liên lạc vô tuyến để nhận lệnh điều khiển từ xa. Để chiếc tàu lượn này có thể bay mà không cần động cơ ở tốc độ rất cao thì Lisenby đã khai thác một hình thái khí động học gọi là Dynamic Soaring. Gió có thể đạt tốc độ cực cao khi nó thổi lên đỉnh đồi và kể từ thập niên 60, những người chơi máy bay mô hình điều khiển từ xa đã sử dụng nguồn năng lượng này để giữ cho máy bay bay gần như mãi mãi mà không cần đến động cơ.

Khối khí chuyển động nhanh vượt qua đồi sẽ ma sát với khối khí tĩnh ở bên kia đồi, vùng ma sát giữa 2 khối khí này tạo ra nhiễu động khí hay lớp gió cắt (shear layer). Lợi dụng điều này, người điều khiển máy bay RC sẽ cho máy bay bay theo vòng lặp, lấy lực nâng và lực đẩy lớn theo hướng gió lên đỉnh đồi, sau đó lao xuống khối khí tĩnh, độ cao có thể gần sát mặt đất và quay trở lại khối khí chuyển động nhanh phía trên. Như vậy chiếc tàu lượn sẽ có thể bay liên tục mà không cần đến động cơ.

Trong tự nhiên, loài chim hải âu chân đen cũng khai thác dynamic soaring để bay liên tục mà không cần đập cánh. Nó khai thác sự chênh lệch tốc độ gió tạo ra bởi những con sóng để bay xa hơn, bay liên tục mà không cần nhiều năng lượng

Tuy nhiên, mọi chuyện không đơn giản là bạn chỉ việc ra tiệm mua một chiếc tàu lượn mô hình rồi leo lên đồi mà thả là có thể đạt được tốc độ "bàn thờ" như Lisenby. Chiếc tàu lượn của Lisenby được thiết kế với sự hỗ trợ của các chuyên gia khí động học đến từ Đức và được làm bằng các vật liệu thường dùng trên xe hơi thể thao. Bay theo những vòng lặp này, chiếc tàu lượn có thể phải chịu lực G lên đến 120G và thử hình dung, một người bình thường sẽ bất tỉnh với lực G chỉ 9G do máu không thể bơm lên não vì tim bị ép chặt.

Việc điều khiển một chiếc tàu lượn bay ở vận tốc lên đến 881 km/h cũng không đơn giản, đòi hỏi kỹ năng điều khiển thượng thừa và đặc biệt Lisenby không sử dụng đến các hệ thống tự động để hỗ trợ ổn định tàu lượn như nhiều người chơi khác. Lisenby là một người chơi tàu lượn RC chuyên nghiệp, anh nắm giữ nhiều kỷ lục thế giới và cũng là người đi tiên phong về thiết kế tàu lượn. Anh cho biết chiếc tàu lượn thực hiện kỷ lục vừa qua có thể đạt vận tốc đến 933 km/h. Màn lập kỷ lục của anh được thực hiện tại núi Parker nơi có gió đông bắc rất mạnh thổi qua.

Cập nhật: 02/02/2021 Theo TinhTe
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video