Tất cả chúng ta đều biết rằng, ngành vật lí hiện đại trong lĩnh vực vũ trụ ngày nay bị ảnh hưởng bởi tư tưởng của nhà bác học Einstein. Nhưng liệu rằng học thuyết của Einstein được nhiều người công nhận đó là học thuyết đúng hay không?
Với tôi, điều mà Einstein nói rằng: không gian bị cong bởi lực hấp dẫn gây ra xung quanh một vật thể là chưa được chính xác.
Trước tiên, tôi xin phân tích tư tưởng của Einstein như sau:
Tư tưởng của ông có hai cái cốt lõi đó là:
- Thứ nhất: Einstein nói rằng: “Vận tốc ánh sáng c là một hằng số”.
Tôi chỉ đồng ý với Einstein khi mà ánh sáng đó được lan truyền trong một môi trường đồng nhất mà thôi. Còn môi trường không đồng nhất, điều này không còn đúng nữa, mà vận tốc ánh sáng nhanh hay chậm phụ thuộc vào trạng thái năng lượng của môi trường đó như thế nào.
Ví dụ: Ánh sáng truyền đi trong chân không là c = 3*108m/s, còn giả sử nó truyền qua một lớp vật chất dạng biến thiên trạng thái năng lượng như tầng khí quyển, mật độ các phân tử có độ dày đặc khác nhau theo chiều cao so với mặt đất, và giả sử rằng khi không khí ở mặt đất sẽ bị hóa lỏng. Tức là tầng khí quyển có trạng thái năng lượng biến thiên liên tục từ trạng thái hơi sang trạng thái lỏng. Khi đó, vận tốc ánh sáng sẽ bị châm lại dần so với vận tốc ban đầu của nó c = 3*108m/s, và khi nó đi vào trạng thái lỏng của không khí, thì vận tốc của nó lúc này sẽ phụ thuộc vào chiết suất môi trường đó.
Vn=c/n
Trong đó: n là chiết suất môi trường
c là vận tốc ánh sáng trong chân không (c = 3*108m/s).
Như công thức trên ta thấy nếu n biến thiên lên một số lớn hơn 1 thì vận tốc ánh sáng lúc đó sẽ nhỏ hơn c.
- Thứ hai: Einstein nói rằng: “Lực hấp dẫn bẻ cong không gian xung quanh vật thể”.
Đây là điều làm cho tôi không phục.
Bởi vì sao? Vì từ trước tới giờ tôi chưa nghe ai định nghĩa: thế nào là không gian và mang bản chất gì? Với tôi, không gian là một vật chất, một môi trường rỗng không mang năng lượng, nó đứng yên tuyệt đối và nó có bản chất riêng của nó, chúng ta không thể biến đổi nó được.
Có lẽ khi các bạn đọc qua những dòng này thì các bạn cho rằng tôi vẫn chưa thoát khỏi cơ học cổ điển của Newton. Nhưng chúng ta hãy phân tích quan điểm này của Einstein, chúng ta sẽ thấy được điều đó. Chân không không có năng lượng (E=0), cho nên nó không thể biến đổi được, nếu các bạn không đồng ý với tôi ở điều này, vậy theo các bạn, nếu chân không biến đổi thì nó biến đổi thành cái gì? Hạt sơ cấp proton, Nơtron, electron hay lượng tử ánh sáng (photon)? Chân không không phải là một môi trường ête hay cao su mà có thể co giãn được, nếu nó co giãn được thì nó không là chân không nữa rồi, mà lúc này nó trở thành vật chất vận động.
Thêm một điều nữa về ánh sáng tôi xin làm rõ điều này như sau:
Theo Einstein thì ánh sáng là một hằng số không biến đổi, nhưng chúng ta nên nhớ rằng ánh sáng là một trạng thái của bức xạ điện từ, có nghĩa là nó mang hai bản chất điện - từ. Vậy, ánh sáng bay vào một môi trường điện - từ liệu nó không bị ảnh hưởng không? Chúng ta đã biết và đã học là: từ trường thì tác dụng được với từ trường, điện trường thì cũng tác dụng được với điện trường. Nếu ánh sáng không tương tác được với nhau thì tại sao lại có hiện tượng giao thoa ánh sáng, hay nhiễu xạ ánh sáng…
Chúng ta cũng nghe là: “Trăm nghe không bằng một thấy nhưng mắt thấy thì chẳng bằng tay chạm vào nó”. Ở đây người ta muốn nói rằng: muốn biết một việc gì đó không phải nghe và thấy là có thể phán đoán nó mà chúng ta phải chạm vào, và đôi khi phải mổ xẻ nó ra rồi mới kết luận.
Tôi lấy ví dụ trên để nói đến một trường hợp kiểm chứng của chúng ta là chưa thỏa đáng. Khi ánh sáng một ngôi sao truyền ngang qua mặt trời bị lệch phương so với ban đầu, rõ ràng ở đây chúng ta chỉ nghe và thấy chứ chưa chạm và mổ xẻ gì tại cái nơi ánh sáng bị uốn cong. Tại nơi ánh sáng bị uốn cong đó liệu chắc rằng nó không có điện từ trường không? Mặt trời của chúng ta là một ngôi sao tỏa ra điện từ trường rất mạnh. Chúng ta cũng đặt thêm một giả thuyết là: có khi nào các photon ánh sáng cũng bị lực hấp dẫn tác dụng đến vì ánh sáng mang lưỡng tính, mà vừa hạt vừa sóng như thế, không gian vẫn là không gian, vẫn không biết đổi gì mà các hiện tượng trên vẫn được giải thích.
Khi xét về thấu kính hấp dẫn thì nó chỉ đủ để giải thích cho ánh sáng tồn tại trong hai chiều, còn chiều thứ ba không thể giải thích như trên. Trong không gian ba chiều tôi đặt câu hỏi rằng: “Tại sao không gian không bị cong theo kiểu khác"? Tức là không phải cong theo mặt phẳng quỹ đạo, hay mặt phẳng ta hay quen nhìn là mặt phẳng lõm xuống (theo theo tầm mắt ta nhìn) chứ không nhô lên. Giả sử ta có thêm một tia ánh sáng d và đường truyền là d’ vuông góc với mặt phẳng (abc) như trong hình trên thì ánh sáng sẽ bị bẻ cong như thế nào? Liệu nó sẽ truyền thẳng giống t hay truyền cong giống t’ hay là đường truyền là đường gấp khúc d’.
Với những lời phân tích như trên tôi đưa ra kết luận rằng: “Không gian không hề bị cong mà ánh sáng của chúng ta có vấn đề”.
Rất mong các bạn yêu khoa học đóng góp thêm cho mình.