Khụt khịt, hắt hơi và ho – Làm sao phân biệt đó là dị ứng hay nhiễm virus?

Trong thời kỳ đại dịch Covid-19 hiện nay, lời khuyên hữu ích cho mọi người là hãy ở nhà khi không được khỏe.

Nhưng nếu bạn sụt sịt, viêm họng hay ho không phải do nhiễm virus thì có cẩn quá cẩn trọng như vậy không? Nếu chỉ đơn giản là bạn bị cảm lạnh hay phản ứng với tác nhân gây dị ứng nào đó thôi thì sao?

Mặc dù phân biệt chính xác các triệu chứng này là do nguyên nhân gì đôi khi là rất khó, nhưng có một số cách nhận biết đâu là triệu chứng do virus và đâu là do dị ứng gây ra.

Dị ứng thời tiết


Dị ứng thời tiết là do mũi hoặc mắt tiếp xúc với các dị ứng nguyên có kích thước siêu nhỏ.

Dị ứng thời tiết có nhiều triệu chứng giống với nhiễm virus, thậm chí là giống mắc Covid-19, ví dụ như triệu chứng viêm mũi họng.

Dị ứng thời tiết là do mũi hoặc mắt tiếp xúc với các dị ứng nguyên có kích thước siêu nhỏ, ví dụ như phấn hoa (từ cỏ, cây dại hoặc cây trồng), mạt bụi nhà, nấm mốc và lông động vật.

Hệ miễn dịch của bạn nhận định những tác nhân này là có hại và sinh ra kháng thể chống lại chúng. Lần sau bạn lại tiếp xúc với các tác nhân này, thì các kháng thể sẽ ra hiệu cho hệ miễn dịch tiết ra các hóa chất (như là histamine) vào máu, gây ra phản ứng viêm dẫn đến việc bạn có các triệu chứng dị ứng.

Dị ứng thời tiết thường xuất hiện vào cuối mùa đông và mùa xuân, khi cây cối nở hoa nhiều nhất. Bên cạnh đó, nhiều người còn bị dị ứng do nấm mốc và mạt bụi trong nhà, những tác nhân này phát triển mạnh vào mùa thu.

Các triệu chứng

Dù là dị ứng thời tiết theo mùa hay viêm mũi tái phát không do dị ứng, hay là nhiễm virus, thì bạn thường có những triệu chứng khá giống với bị cảm lạnh và cúm.

Các triệu chứng phổ biến là chảy nước mũi hoặc ngạt mũi, viêm họng, hắt hơi, nước mũi chảy xuống họng và mệt mỏi.

Nhưng có hai triệu chứng dị ứng thời tiết điển hình có thể giúp bạn phân biệt giữa dị ứng và nhiễm virus. Dị ứng thời tiết gây ngứa mũi và họng, nếu nặng có thể gây ra quầng thâm dưới mắt.


Quầng thâm dưới mắt có thể là triệu chứng dễ nhận thấy của bệnh dị ứng thời tiết.

Có thể phân biệt dị ứng và nhiễm virus không?

Sốt, đau nhức cơ bắp hoặc yếu mỏi cơ bắp

Dị ứng thời tiết không làm tăng nhiệt độ cơ thể cho dù nó còn còn được gọi là sốt hoa cỏ. Còn ốm do nguyên nhân giống như cúm thì gây ra sốt, đau cơ, mệt mỏi, khó chịu.

Dị ứng thời tiết cũng có thể gây ra đau cơ nhẹ mà không kèm các triệu chứng khác, có thể là do ngạt mũi và ngủ kém.

Ngáy, quầng thâm dưới mắt và giấc ngủ

Ngạt mũi do dị ứng thời tiết và các dạng viêm mũi khác thường làm tăng nguy cơ ngáy trong khi ngủ. Và nếu bạn bị quầng thâm mắt, thì rất có thể là do bạn ngủ không ngon giấc kinh niên vì ngạt mũi và ngáy gây cản trở giấc ngủ sâu.

Ngứa mũi, ngứa mắt, kèm theo hắt hơi

Ngứa mắt, ngứa mũi là các triệu chứng điển hình của dị ứng thời tiết, và nặng hơn nữa là hắt hơi liên tục.

Khi bị cảm lạnh hoặc cúm, bạn cũng có thể hắt hơi, nhưng thường chỉ trong một vài ngày đầu sau khi nhiễm virus.

Các triệu chứng kéo dài hơn

Các phản ứng do dị ứng thường đến và đi rất nhanh, hôm nay bị ngày mai đã khỏi, thậm chí là chỉ kéo dài vài giờ. Viêm mũi mãn tính có thể kéo dài nhiều tuần hoặc nhiều tháng, lâu hơn rất nhiều so với bất cứ trường hợp cảm lạnh hay cúm nào.

Rất hiếm khi cảm lạnh kéo dài hơn một tuần, vì chỉ trong vòng 1 tuần là cơ thể đã đánh bại được virus gây cảm lạnh. Một số trường hợp ngoại lệ là các triệu chứng ho và viêm mũi, mặc dù do virus gây ra nhưng kéo dài vì các lý do khác.

Thuốc kháng histamine

Nếu khi dùng thuốc kháng histamine mà các triệu chứng đường mũi của bạn thuyên giảm, thì rất có thể bạn bị dị ứng thời tiết. Thuốc kháng histamine không loại bỏ được các triệu chứng cảm lạnh thông thường.

Tuy nhiên, nếu phản ứng dị ứng của bạn nặng thêm, thì chỉ riêng các thuốc kháng histamine, ngay cả bạn sử dụng liều cao hơn hướng dẫn trên vỏ thuốc, có thể không đủ để kiểm soát hoàn toàn các triệu chứng đó, và bạn cần dùng thêm thuốc xịt mũi để điều trị.

Vì sao chúng ta cần phân biệt virus với các nguyên nhân gây dị ứng?

Vào “thời bình”, chúng ta thường điều trị các triệu chứng nhiễm virus, nhưng do hiện nay là “thời chiến” do dịch bệnh Covid-19, nên chúng ta cần nhìn nhận rõ ràng hơn các triệu chứng và nguyên nhân để có các biện pháp phù hợp.

Nhưng để phân biệt rõ ràng viêm mũi do virus hay do dị ứng là việc không hề dễ. Người bị dị ứng thời tiết cũng có thể bị cảm lạnh và cúm do virus, nên càng làm cho tình hình khó xác định.

Nếu bạn cho rằng mình có các triệu chứng như trên có thể là do dị ứng, thì bạn có thể thử dùng gấp đôi liều thuốc kháng histamine không gây buồn ngủ. Không nên cho trẻ nhỏ dùng thuốc kháng histamine gây buồn ngủ, nếu có thì phải dưới sự giám sát chặt chẽ của người lớn. Nếu các triệu chứng của bạn thuyên giảm rõ rệt trong vòng 1 giờ, thì khả năng nhiều là bạn chỉ bị dị ứng thời tiết hoặc phản ứng dị ứng nào khác.

Tuy nhiên, nếu các triệu chứng của bạn biến chuyển theo chiều hướng khác với biểu hiện của các giai đoạn dị ứng thời tiết hoặc không thuyên giảm sau khi đã dùng thuốc kháng histamine, thì lại là một vấn đề khác. Hãy tự cách ly trong nhà và liên hệ với các cơ sở y tế để được hướng dẫn về phòng chống dịch Covid-19.

Bất cứ ai mới chỉ điều trị và kiểm soát được một phần bệnh dị ứng thời tiết đều cần hiểu rằng tình trạng sụt sịt, hắt hơi của bạn sẽ gây phiền phức cho những người xung quanh ở nơi công cộng, dù đó là trên phương tiện giao thông công cộng, quán ăn hay cửa hàng mua sắm đồ dùng. Vì thế bạn cần được hỗ trợ về y tế để kiểm soát hoàn toàn được tình trạng dị ứng của mình.

Cập nhật: 31/07/2020 Theo Dân Trí
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video