Kính cường lực được sản xuất như thế nào?

Kính cường lực có độ chịu lực gấp 4 lần so với kính thông thường. Khi bị vỡ, kính thông thường sẽ tan thành nhiều mảnh lớn trong khi kính cường lực sẽ tạo thành các mảnh nhỏ vụn, giảm thiểu tính sát thương.

Kính cường lực của điện thoại cũng là một trong số những sản phẩm thuộc nhóm kính tối an toàn (tempered glass), kính cường lực được sử dụng ở những nơi cần đảm bảo tính an toàn cao, ví dụ như được dùng làm kính chắn cửa sổ của các phương tiện giao thông, cửa ra vào, cửa sổ trên trần nhà, trong nhà tắm, ban công, lò nướng.


Bề mặt kính sẽ được làm mát nhanh hơn phần bên trong.

Theo Scientific American, quy trình diễn ra như sau: Đầu tiên là cắt kính, những tấm kính phải được cắt và gia công thành hình chính xác trước khi nung bởi độ chịu lực có thể bị giảm hoặc sản phẩm sẽ bị hỏng nếu như sau khi nung tấm kính lại tiếp tục bị mài hay khắc. Sau đó, tấm kính phải được kiểm tra xem có dấu hiệu nào có thể làm vỡ kính trong khi nung hay không.

Tiếp theo, tấm kính bắt đầu đi vào quá trình nung trong lò với nhiệt độ lên tới hơn 600 độ C, trong công nghiệp, nhiệt độ tiêu chuẩn là 620 độ C. Sau khi nung, tấm kính sẽ tiếp tục với công đoạn làm mát với thiết bị có công suất lớn. Công đoạn này chỉ diễn ra trong vòng vài giây, một luồng khí lạnh áp suất lớn sẽ được thổi từ một chiếc vòi ra toàn bộ bề mặt kính.

Bề mặt kính sẽ được làm mát nhanh hơn phần bên trong. Đến khi phần bên trong được làm mát xong, nó sẽ kéo chắc phần bề mặt kính lại, như vậy, phần bên trong vẫn được ép căng còn bề mặt bên ngoài sẽ được nén lại tạo khả năng chịu lực cho kính.


Video về quy trình làm kính cường lực.

Tấm kính thông thường chỉ được ép căng dễ vỡ gấp 5 lần so với kính được nén lại. Kính thông thường có thể chịu được tối đa 6000 psi (áp lực trên một inch vuông). Còn kính cường lực với bề mặt có độ nén hơn 10000 psi có thể chịu được gần 24000 psi.

Ngoài ra còn có thể nung bằng chất hóa học để sản xuất ra kính cường lực, ở đây các chất hóa học sẽ trao đổi ion trên bề mặt kính để tạo lực nén. Tuy nhiên phương pháp này tốn nhiều chi phí hơn so với nung bằng lo và làm mát nên không được sử dụng rộng rãi.

Cập nhật: 13/09/2016 Theo vnreview
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video