Kính không vỡ lấy cảm hứng từ bánh socola chip

Một nhóm nhà nghiên cứu quốc tế phát triển loại kính chống nứt vỡ, có thể dùng để sản xuất đèn LED, điện thoại và màn hình TV.

Loại kính tổng hợp mới có thể ứng dụng để tạo màn hình kháng khuẩn tự phát sáng với chất lượng hình ảnh cao cho các thiết bị điện tử và có chi phí sản xuất tương đương kính tối tân nhất hiện nay. Nhóm nghiên cứu gồm 27 chuyên gia người Australia, Anh, Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản, Singapore, Slovenia và Mỹ công bố phát hiện trên tạp chí Science hôm 29/10.


Các nhà nghiên cứu sử dụng loại kính mới để tạo bóng đèn. (Ảnh: SCMP)

Trưởng nhóm nghiên cứu Hou Jingwei, kỹ sư hóa học ở Đại học Queensland, Australia, cho biết khi chuyển mẫu vật kính cho cộng sự trên khắp thế giới, ông không cần dán nhãn hàng dễ vỡ. "Vật liệu được chế tạo từ khoáng chất kẽm. Australia là một trong những nhà xuất khẩu quặng kẽm lớn nhất thế giới với giá bán 100 USD/tấn. Chúng tôi có thể biến đổi quặng kẽm thành vật liệu thủy tinh dễ dàng mà không cần dung môi độc hại. Chúng tôi sử dụng tinh thể nano perovskite giống như mẩu socola trong bánh quy", Hou chia sẻ.

Perovskite là vật liệu có thể chuyển ánh sáng thành năng lượng điện nhưng cực nhạy với ánh sáng, nhiệt độ, không khí và nước. Nhóm nghiên cứu phát triển quá trình bọc hoặc liên kết tinh thể nano trong kính xốp để ổn định vật liệu và tăng hiệu suất.

Theo Hou, dự án hai năm bắt đầu vào một buổi trà chiều tại Đại học Cambridge. Khi được hỏi điều gì sẽ xảy ra với loại kính mới khi rơi, Hou trả lời vật liệu này giống như miếng xốp rửa bát. "Khi bạn ấn xuống, nó bị nén lại. Nhưng khi bạn thả tay ra, nó sẽ trở về hình dáng và trạng thái ban đầu", Hou nói.

Do đặc tính biến đổi ánh sáng thành năng lượng điện của perovskite, loại kính mới cũng có thể sạc điện cho các thiết bị bằng cách hấp thụ ánh sáng từ môi trường. Vật liệu có tiềm năng sử dụng như phim X-quang, cung cấp độ phân giải cao hơn. Nó cũng có thể giúp màn hình thiết bị điện tử khỏi bị nứt vỡ, từ đó giảm bớt chi phí sửa chữa, tái chế và tác động tới môi trường.

Cập nhật: 03/11/2021 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video